Chính sách của VPBank về môi trường và xã hội | VPBank

Phát triển bền vững

Chính sách của VPBank về môi trường và xã hội

Chính sách quản lý rủi ro Môi trường Xã hội là trọng tâm cho quản trị bền vững và là chìa khóa quan trọng để thúc đẩy VPBank cải thiện các nỗ lực phát triển bền vững của mình ngày hôm nay và trong tương lai.

Từ 2016 VPBank đã là một trong những Ngân hàng đầu tiên xây dựng Hệ thống quản lý rủi ro Môi trường và Xã hội (MTXH) và ban hành các Chính sách dựa trên cơ sở tuân thủ theo luật pháp Quốc gia và các Tiêu chuẩn Hoạt động Môi trường và Xã hội của Công ty tài chính Thế giới (IFC). Hệ thống quản lý rủi ro MTXH đã trở thành một phần không thể thiếu trong các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của VPBank.
VPBank phục vụ các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau với sản phẩm đa dạng, do vậy ngân hàng áp dụng cách tiếp cận cân bằng khi lồng ghép các yếu tố quản lý rủi ro MTXH vào hoạt động cấp tín dụng. VPBank tin tưởng rằng ngân hàng có thể đóng góp tích cực cho một môi trường bền vững bằng cách phát triển các phương thức kinh doanh để bảo vệ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như bằng cách khám phá các cơ hội đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ và quan hệ đối tác mới. Quan trọng hơn cả, VPBank duy trì sự giám sát đối với Khách hàng kết hợp nhận thức về tác động xã hội và môi trường mà họ có để đảm bảo rằng cộng đồng và môi trường được bảo vệ khỏi các tác động tiêu cực tiềm ẩn. Chính sách quản lý rủi ro MTXH là trọng tâm cho quản trị bền vững và là chìa khóa quan trọng để thúc đẩy VPBank cải thiện các nỗ lực phát triển bền vững của mình ngày hôm nay và trong tương lai.

NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO MTXH TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG TẠI VPBANK
VPBank quản lý rủi ro MTXH trong hoạt động cấp tín dụng theo nguyên tắc đảm bảo:
1. Tuân thủ theo quy định của Pháp luật và cam kết với các đối tác của VBank.
2. Không tham gia vào các hoạt động thuộc Danh sách không cấp tín dụng liên quan đến các vấn đề MTXH, đồng thời không cấp tín dụng hoặc cung cấp các hoạt động hỗ trợ khác cho các Khách hàng có liên quan đến các hoạt động trong Danh sách này.
3. Lồng ghép việc xem xét các rủi ro MTXH vào các hoạt động kinh doanh và chương trình quản lý rủi ro chung của VPBank.

THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỦI RO MTXH TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

• Quản lý rủi ro MTXH thuộc trách nhiệm của tất cả các đơn vị, cá nhân của VPBank có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng tại VPBank.

VPBank thực hiện kiểm soát rủi ro MTXH với tất cả các doanh nghiệp và hộ kinh doanh có nhu cầu cấp tín dụng tại VPBank.

2. Sơ đồ quy trình quản lý rủi ro MTXH

 

3. Sàng lọc rủi ro MTXH
Tất cả các đề xuất tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng đều được sàng lọc nhằm nhận diện và phân loại mức độ rủi ro về MTXH, từ đó xác định  các biện pháp quản lý rủi ro MTXH phù hợp với mức độ rủi ro được nhận diện theo nguyên tắc nhất quán. Các dự án thuộc Danh sách không cấp tín dụng liên quan đến các vấn đề MTXH của ngân hàng hoặc có tồn tại rủi ro không thể khắc phục về MTXH sẽ không được xem xét cấp tín dụng.

4. Thẩm định rủi ro MTXH
VPBank thực hiện thẩm định rủi ro MTXH đối với các Khách hàng trên cơ sở xem xét các yếu tố:
Sự tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn về MTXH trong quá khứ và hiện tại;
Khuôn khổ nội bộ khách hàng liên quan đến quản lý rủi ro MTXH; và
Tác động tiềm tàng đối với môi trường, xã hội và khí hậu.
Ngoài ra, VPBank có thể kích hoạt quá trình thẩm định chuyên sâu và lấy ý kiến chuyên gia bên ngoài đối với các dự án có tính chất phức tạp trong việc nhận diện rủi ro về MTXH.

5. Kế hoạch hành động về MTXH
Kế hoạch hành động về môi trường và xã hội (ESAP) sẽ được triển khai cho Khách hàng nếu kế hoạch kinh doanh của Khách hàng chưa đáp ứng được yêu cầu theo chính sách MTXH của ngân hàng. ESAP giúp kế hoạch kinh doanh của Khách hàng tuân thủ Chính sách MTXH trong khung thời gian hợp lý. Đối với các khoản vay, ESAP trở thành một giao ước ràng buộc của hợp đồng cho vay mà Khách hàng phải cam kết tuân thủ thực hiện và báo cáo kết quả thường xuyên cho VPBank để xác nhận sự tuân thủ của Khách hàng.

6. Giám sát tuân thủ MTXH
VPBank giám sát quá trình hoạt động của Khách hàng nhằm đảm bảo việc tuân thủ các điều kiện về MTXH trong suốt thời gian duy trì vốn vay. Tần suất giám sát có tính đến mức độ tiềm ẩn của rủi ro, giá trị và thời hạn khoản vay và lịch sử tuân thủ luật pháp về MTXH của Khách hàng. 

7. Cam kết, minh bạch và báo cáo
Các ưu tiên bền vững, tính minh bạch và báo cáo của VPBank phù hợp với các mục tiêu kinh doanh và được báo cáo định kỳ cho các bên liên quan. 
Sự tham gia của các bên liên quan: bao gồm khách hàng, cổ đông, nhân viên, cơ quan quản lý, nhà cung cấp, cộng đồng, các tổ chức liên quan khác. VPBank cũng là thành viên tích cực của một số ngành và các nhóm bên liên quan tập trung vào môi trường, xã hội và sự phát triển bền vững, thường xuyên tham gia với các tổ chức học thuật và các tổ chức đa phương để hiểu rõ hơn về các chuẩn mực đang phát triển và giúp đỡ thúc đẩy các phương pháp thực hành tốt hơn.
Sự tham gia của người lao động: VPBank hiểu được tầm quan trọng của việc tăng cường nhận thức của người lao động về các sáng kiến và hiệu suất môi trường thông qua truyền thông, đào tạo.
Báo cáo: VPBank thực hiện báo cáo định kỳ về các vấn đề được đề cập đến trong Khung chính sách MTXH, bao gồm báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) theo tiêu chuẩn quốc tế, báo cáo cho Ngân hàng nhà nước và các đối tác theo cam kết.

CÔNG CỤ QUẢN LÝ RỦI RO MTXH  
1. Sàng lọc rủi ro về MTXH

2. Thẩm định rủi ro MTXH

3. Giám sát tuân thủ MTXH

4. Tiêu chuẩn tham khảo

 

VPBank NEO