Lịch sử hình thành & Phát triển | VPBank

Tăng trưởng bền vững

Củng cố an toàn hoạt động và tăng trưởng bền vững, VPBank hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 2020

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau hơn 27 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 228 điểm giao dịch với đội ngũ gần 20.000 cán bộ nhân viên. Vừa qua, VPBank đã công bố kết quả kinh doanh năm 2020 với các chỉ tiêu an toàn và hiệu quả hoạt động ấn tượng, cùng kết quả tích cực của các chương trình và chính sách tiên phong hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

1. Về hoạt động kinh doanh

Năm 2020 VPBank tiếp tục thành công trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững và hiệu quả. Lợi nhuận của Ngân hàng vượt kế hoạch, chất lượng tài sản tiếp tục được cải thiện, thành công trong cơ cấu lại nợ và hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Song song đó, Ngân hàng có cơ cấu vốn huy động dịch chuyển tích cực với tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) gia tăng tích cực, chi phí hoạt động và hiệu quả vận hành tiếp tục cải thiện với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giảm mạnh và ở nhóm tốt nhất thị trường. Không những thế, dịch vụ cùng với cơ cấu thu phi tín dụng tiếp tục tăng trưởng mạnh, các chỉ tiêu an toàn được củng cố và tạo không gian tăng trưởng lớn cho giai đoạn tiếp theo.

Những kết quả trên tiếp tục khẳng định chiến lược hoạt động hợp lý của VPBank trong điều kiện và môi trường kinh doanh kém thuận lợi, cũng như khẳng định vị thế hàng đầu của Ngân hàng trên thị trường.

Tối ưu hóa bảng cân đối

Cuối 2020, tổng tài sản VPBank đạt hơn 419 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 11,1% so với cuối năm 2019. Tại 31/12/2020, tổng dư nợ cho vay khách hàng hợp nhất đạt hơn 320 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 19%; trong đó ngân hàng riêng lẻ tăng 21,8%. Tổng huy động khách hàng và phát hành giấy tờ có giá hợp nhất đạt hơn 296 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ 2019. Tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) tại ngân hàng riêng lẻ được cân đối ở 73,1%, thấp hơn nhiều so với giới hạn 85% NHNN quy định.

Nắm bắt các cơ hội thanh khoản của thị trường trong năm 2020, Ngân hàng đã linh hoạt điều tiết bảng cân đối và cơ cấu nguồn vốn, hoàn thành mục tiêu chiến lược giảm chi phí vốn (COF) được đề ra từ đầu năm. Riêng trong tháng 12/2020, COF của VPBank đã giảm được tới 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng mẹ tiếp tục cải thiện và duy trì ở mức 15% trong cả năm 2020 so với mức 13% cuối 2019.

VPBank tiếp tục tăng trưởng bền vững năm 2020

Với mục tiêu đa dạng hóa nguồn vốn, VPBank đã ký kết thỏa thuận với Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC cho khoản vay 100 triệu USD giúp tăng cường thanh khoản và tối ưu hóa nguồn vốn. Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) cũng tài trợ gói bổ sung trị giá 100 triệu USD để hỗ trợ VPBank mở rộng tài trợ thương mại và tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các SME, vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19.

Quản trị rủi ro hiệu quả, tiềm năng tăng trưởng lớn

Trong môi trường bộc lộ nhiều rủi ro bởi dịch Covid-19, công tác quản trị rủi ro của VPBank tiếp tục khẳng định tính hiệu quả. Nợ xấu được kiểm soát tốt,với mức hợp nhất (theo Thông tư 02) vẫn duy trì ở mức dưới 3%, đạt 2,9% tại cuối năm 2020; trong đó tại ngân hàng riêng lẻ lần đầu tiên nợ xấu xuống dưới 2%.

Song song với nỗ lực kiềm chế nợ xấu, năm 2020 VPBank tiếp tục tăng cường chủ động nguồn lực dự phòng. Chi phí dự phòng của cả năm 2020 hợp nhất tăng 15,2% so với năm 2019 (đã loại trừ khoản chi phí dự phòng cho VAMC của năm 2019). Tại ngân hàng riêng lẻ, tăng trưởng chi phí dự phòng đạt 27%.

Các tỷ lệ an toàn của VPBank tiếp tục được duy trì ở mức tốt, tuân thủ quy định của NHNN, trong đó tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kiểm soát ở mức 28,4%, thấp hơn nhiều so với mức tối đa quy định là 40%. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng hợp nhất đạt trên 11% theo tiêu chuẩn Basel II, cao hơn mức quy định tối thiểu 8%. Các chỉ tiêu này đều đạt tốt hơn nhiều so với các giới hạn quy định của NHNN cho thấy sự thận trọng của Ngân hàng trong hoạt động, mặt khác tạo tiềm năng tiếp tục tăng trưởng lớn cho giai đoạn tiếp theo.

Củng cố hiệu quả kinh doanh, thu nhập ngoài lãi và chiến lược số hóa tiếp tục là động lực

Doanh thu (TOI) hợp nhất cả năm 2020 của VPBank đạt hơn 39 nghìn tỷ, tăng trưởng 7,4%; trong đó riêng ngân hàng mẹ đạt gần 21 nghìn tỷ, tăng trưởng 18,6%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2020 đạt hơn 13 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 127,5% kế hoạch đề ra đầu năm, tăng trưởng 26,1% so với năm 2019; trong đó, lợi nhuận tại ngân hàng riêng lẻ đóng góp tới 71% vào lợi nhuận hợp nhất. Tại ngân hàng riêng lẻ, chỉ số tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) vẫn nằm trong nhóm hiệu quả hàng đầu thị trường, lần lượt đạt mức 24,6% và 2,2%.

Thu nhập ngoài lãi (bao gồm thu nhập từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối, chứng khoán) tiếp tục là động lực tăng trưởng doanh thu của ngân hàng mẹ khi tăng trưởng cả năm 2020 đạt 27%. Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập hoạt động theo đó tăng lên từ 19% của năm 2019 lên 21%.

Chiến lược số hóa của VPBank tiếp tục phát huy hiệu quả, giúp tối ưu hóa vận hành, giảm thiểu chi phí, nâng cao trải nghiệm và gia tăng nền tảng khách hàng, từ đó ghi nhận những kết quả ấn tượng trong năm 2020: doanh số giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử tăng gấp 2 lần so với 2019.

Việc kiểm soát tối đa chi phí kết hợp với áp dụng số hóa đã giúp chi phí hoạt động hợp nhất được kiểm soát giảm 7,7% so với 2019. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) hợp nhất giảm mạnh còn 29,2% so với 33,9% cuối 2019, ở nhóm tốt nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam.

Tiên phong triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Song song với chiến lược tăng trưởng bền vững, chủ động và linh hoạt trước môi trường kinh doanh thay đổi bất thường, VPBank đã vào cuộc nhanh chóng, tiên phong triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và đạt kết quả tích cực trong năm 2020.

Thực hiện theo Thông tư 01 của NHNN, nhằm tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Ngân hàng đã hạ lãi suất cho gần 110 nghìn khách hàng với tổng dư nợ gần 52 nghìn tỷ đồng, trong đó mức lãi suất hỗ trợ giảm từ 0,05% tới 4,7%. Đặc biệt, ngay trong giai đoạn đầu Covid-19 bùng phát, VPBank đã linh hoạt, sáng tạo trong quy trình phân loại, xử lý hồ sơ, ứng dụng hỗ trợ tự động để là một trong những NHTM đầu tiên nhanh chóng rút ngắn quy trình hỗ trợ khách hàng cơ cấu nợ, giãn nợ và giảm lãi suất, từ bình quân 4 ngày trước Covid xuống chỉ còn 4 tiếng đồng hồ.

Đẩy mạnh các hoạt động an sinh xã hội, năm 2020 toàn hệ thống VPBank đã nhanh chóng đồng hành cùng Chính phủ, NHNN, Bộ Y tế, UBMTTQ ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19, ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lũ… với hơn 36 tỷ đồng.

Nhiều tổ chức trong nước và quốc tế uy tín đánh giá cao

Trong bối cảnh dịch Covid-19 năm 2020, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s đánh giá các chỉ số xếp hạng tín nhiệm của VPBank tiếp tục giữ nguyên ở triển vọng ổn định. Tổ chức này đánh giá cao tiềm lực vốn của VPBank, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động cao hơn mức trung bình ngành ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Moody’s nhận định kết quả kinh doanh của VPBank thể hiện bảng cân đối đã được tối ưu hóa, đảm bảo các tỷ lệ an toàn và tài sản có thanh khoản tốt.

Cũng trong năm 2020, VPBank đã đạt được nhiều giải thưởng, chứng nhận uy tín như chứng chỉ ISO/IEC 27001:2013 về An toàn thông tin; năm thứ 3 liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu”; được tạp chí The Asian Banker Vietnam bình chọn và trao các giải thưởng quốc tế; và đặc biệt VPBank trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 300 ngân hàng có giá trị thương hiệu nhất thế giới, theo Brand Finance.

2. Đóng góp cho ngân sách Nhà nước

Chỉ tính trong vòng 5 năm qua, VPBank đã nộp thuế gần 12.000 tỷ đồng cho ngân sách, trong đó riêng ngân hàng mẹ nộp thuế gần 6.200 tỷ đồng, luôn đứng trong top các doanh nghiệp nộp thuế cao nhất nước.

Ngân hàng TMCP VPBank vừa trở thành một trong 7 doanh nghiệp được UBND Tp.Hà Nội tặng cờ thi đua vì đã có thành tích xuất sắc trong nộp ngân sách. Đây không phải là lần đầu tiên VPBank được vinh danh vì thành tích xuất sắc trong nộp ngân sách. Nhờ kinh doanh hiệu quả, nhiều năm liền, ngân hàng này luôn nằm trong Top các doanh nghiệp dẫn đầu về nộp ngân sách.

Năm 2020, đại dịch Covid 19 đã tàn phá sức khỏe của nhiều doanh nghiệp. Thế nhưng, nhờ linh hoạt ứng phó, VPBank vẫn hoàn thành được mục tiêu kinh doanh, vừa đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, vừa tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 

Chỉ tính riêng ngân hàng mẹ, hết năm 2020, VPBank nộp 1.655 tỷ đồng tiền thuế, tăng gần 70 tỷ đồng so với năm 2019 (tăng 4%). Tuy tốc độ tăng thấp hơn những năm trước do ngân hàng chủ động giảm lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng, song con số này cho thấy, VPBank tiếp tục duy trì được hiệu quả kinh doanh và đóng góp cho ngân sách. Tính chung cả 5 năm (2016-2020), ngân hàng mẹ VPBank đã nộp ngân sách hơn 6.200 tỷ đồng tiền thuế, trong đó số tiền nộp ngân sách năm 2017 là hơn 1.000 tỷ đồng (tăng 82%), năm 2018 là 1.345 tỷ đồng (tăng 28%), năm 2019 là 1.585 tỷ đồng (tăng 18%).

Nếu tính cả ngân hàng hợp nhất, năm 2020, nộp ngân sách của VPBank giảm 9% do lợi nhuận của FE Credit suy giảm bởi ảnh hưởng của Covit 19, song tổng số tiền nộp thuế hợp nhất của VPBank vẫn đạt gần 2.930 tỷ đồng. Với con số này, VPBank vẫn sẽ tiếp tục nằm trong danh sách các doanh nghiệp nọp thuế cao nhất cả nước.

VPBank liên tục nằm trong danh sách Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN cao nhất hàng năm

Những năm gần đây, VPBank liên tục nằm trong Top đầu danh sách 1000 Doanh nghiệp nộp thuế TNDN cao nhất hàng năm, thứ hạng cũng liên tục cải thiện. Cụ thể, năm 2017, VPBank mới xếp vị trí 21 thì năm 2019 đã vươn lên vị trí 18 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam. Tương tự, FE Credit cũng liên tục được vinh danh ở top 30 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất cả nước. Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, ngân hàng hợp nhất VPBank đã nộp gần 12.000 tỷ đồng tiền thuế cho ngân sách, mức nộp thuế các năm tăng 24-80%.

Nhờ những thành tích xuất sắc về nộp thuế, VPBank liên tục được vinh danh: Bằng khen của UBND TP Hà Nội (năm 2016); Bằng khen của Bộ Tài chính (năm 2017); một trong 3 doanh nghiệp được UBND TP.Hà Nội đề xuất khen thưởng cấp Chính phủ (năm 2018); Cờ thi đua của UBND Tp.Hà Nội (năm 2019).

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn bởi Covid 19, nỗ lực chèo chống, duy trì tốt hiệu quả kinh doanh của những doanh nghiệp như VBank vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, vừa giúp ngân sách có thêm nguồn thu để giải quyết các vấn đề xã hội.

Không chỉ là doanh nghiệp tiêu biểu nằm trong nhóm dẫn đầu về nộp ngân sách cho nhà nước, VPBank còn là ngân hàng mạnh tay triển khai nhiều gói tín dụng hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid 19. Năm 2020, ngân hàng đã hạ lãi suất cho gần 110 nghìn khách hàng với tổng dư nợ gần 52.000 tỷ đồng, mức lãi suất hỗ trợ giảm từ 0,05% đến 4,7%.

Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn (Tổng cục thuế), chia sẻ, “Với góc nhìn của một nhà quản lý thuế có cơ hội nắm bắt thông tin từ hệ thống các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam, tôi đánh giá VPBank là một trong những ngân hàng hàng đầu đa năng, mang lại giải pháp tài chính tổng thể, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính trong hệ sinh thái rộng mở để đáp ứng nhu cầu của tất cả các phân khúc khách hàng từ cá nhân đến hộ kinh doanh và các doanh nghiệp. Về kết quả đóng góp ngân sách nhà nước, VPBank liên tục đạt được thứ hạng cao trong danh sách Người nộp thuế lớn nhất 5 năm trở lại đây. Đơn vị này luôn có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và liên tục nhận được bằng khen và cờ thi đua qua các năm. Với những gì VPBank đã làm được, tôi tin tưởng rằng khát vọng của VPBank mang lại sự thịnh vượng cho khách hàng, đóng góp vào sự phát triển của đất nước sẽ sớm trở thành hiện thực.”

Cuối 2020, tổng tài sản VPBank đạt hơn 419 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 11,1%; tổng dư nợ cho vay khách hàng hợp nhất đạt hơn 320 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 19%; tổng huy động khách hàng và phát hành giấy tờ có giá hợp nhất đạt hơn 296 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ 2019.

Doanh thu (TOI) hợp nhất cả năm 2020 của VPBank đạt hơn 39 nghìn tỷ, tăng trưởng 7,4%; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2020 đạt hơn 13 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 127,5% kế hoạch đề ra đầu năm, tăng trưởng 26,1% so với năm 2019; trong đó, lợi nhuận tại ngân hàng riêng lẻ đóng góp tới 71% vào lợi nhuận hợp nhất. Tại ngân hàng riêng lẻ, chỉ số tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) vẫn nằm trong nhóm hiệu quả hàng đầu thị trường, lần lượt đạt mức 24,6% và 2,2%.

Nợ xấu được kiểm soát tốt, với mức hợp nhất (theo Thông tư 02) vẫn duy trì ở mức dưới 3%, đạt 2,9% tại cuối năm 2020; trong đó tại ngân hàng riêng lẻ lần đầu tiên nợ xấu xuống dưới 2%.

Việc kiểm soát tối đa chi phí kết hợp với áp dụng số hóa đã giúp chi phí hoạt động hợp nhất được kiểm soát giảm 7,7% so với 2019. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) hợp nhất giảm mạnh còn 29,2% so với 33,9% cuối 2019, ở nhóm tốt nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam.

Song song với chiến lược tăng trưởng bền vững, chủ động và linh hoạt trước môi trường kinh doanh thay đổi bất thường, VPBank đã vào cuộc nhanh chóng, tiên phong triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và đạt kết quả tích cực trong năm 2020.

Thực hiện theo Thông tư 01 của NHNN, nhằm tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Ngân hàng đã hạ lãi suất cho gần 110 nghìn khách hàng với tổng dư nợ gần 52 nghìn tỷ đồng, trong đó mức lãi suất hỗ trợ giảm từ 0,05% tới 4,7%.

Đẩy mạnh các hoạt động an sinh xã hội, năm 2020 toàn hệ thống VPBank đã nhanh chóng đồng hành cùng Chính phủ, NHNN, Bộ Y tế, UBMTTQ ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19, ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lũ… với hơn 36 tỷ đồng.

3. Về giải thưởng, danh hiệu

Năm 2020 được xem là dấu mốc quan trọng của VPBank trong hành trình trở thành một trong ba ngân hàng giá trị nhất Việt Nam vào năm 2022. Điều đó được khẳng định rõ thêm khi hàng loạt các tổ chức uy tín trong và ngoài nước đã ghi nhận những nỗ lực và thành tựu toàn diện của VPBank.

Liên tiếp tháng 7 và tháng 11/2020, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s liên tiếp thông báo giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank ở mức B1 (Ổn định). Quyết định này được đưa ra sau khi Tổ chức này rà soát, đánh giá rủi ro, sức mạnh tài chính và triển vọng phát triển của ngân hàng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu.

Moody’s còn nhận định những rủi ro có thể xảy đến với phân khúc tài chính tiêu dùng do ảnh hưởng của đại dịch đã được VPBank kiểm soát tốt nhờ việc tối ưu bảng cân đối, đảm bảo các tỷ lệ an toàn và tài sản có thanh khoản tốt. Có thể nói, quyết định giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm với VPBank đã phản ánh đúng những nỗ lực duy trì một nền tảng vững chắc, nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững và hiệu quả của ngân hàng năm 2020. 

Đặc biệt, trong tháng 12, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã lần thứ 2 liên tiếp xếp VPBank vào top 20 công ty có cổ phiếu trong danh mục Chỉ số Phát triển Bền vững (VNSI) cao nhất thị trường. Theo kết quả công bố, điểm số đánh giá VPBank trên tất cả các khía cạnh môi trường, xã hội và quản trị đều cao hơn so với điểm số trung bình của ngành.

Về phương diện quản trị rủi ro, Tạp chí The Asian Banker (Singapore) công bố VPBank là Ngân hàng có quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất (The Achievement in Liquidity Risk Management), đưa VPBank lần đầu tiên sánh ngang với các tổ chức tín dụng lớn hàng đầu khu vực Châu Á trong lĩnh vực quản trị rủi ro như China Merchants Bank (Trung Quốc), OCBC Bank (Singapore), Maybank (Malaysia)…

Giải thưởng Ngân hàng Quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất do The Asian Banker trao tặng

Song song với bảo đảm an ninh tiền tệ, VPBank còn được tổ chức chứng nhận quốc tế DAS hàng đầu của Vương Quốc Anh trao Chứng chỉ đạt yêu cầu về An toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27001:2013 đối với hệ thống Quản lý An toàn thông tin (ISMS). Chứng nhận sẽ là bệ phóng vững chắc giúp VPBank nâng cao mức độ an ninh bảo mật cho các dịch vụ công nghệ thông tin, giảm rủi ro và nâng cao chất lượng dịch vụ - sự tin cậy của khách hàng cũng như tạo niềm tin cho khách hàng/ đối tác rằng mọi thông tin, dữ liệu cá nhân tại VPBank sẽ được bảo mật hoàn toàn.

Xác định yếu tố công nghệ thông tin là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại 4.0, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, VPBank luôn ưu tiên tập trung đầu tư phát triển hệ thống công nghệ, trọng tâm mở rộng các kênh phân phối điện tử, các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng số hiện đại, tối đa hóa các tiện ích gia tăng dành cho khách hàng, từ đó tạo sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng. Nhờ đó, Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) đã trao tặng VPBank giải thưởng Ngân hàng Chuyển đổi số tiêu biểu (Outstanding Digital Banking Award) trong khuôn khổ Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2020. Hai năm trước đó, VPBank đã vượt qua nhiều ngân hàng khác để nhận giải thưởng danh giá này.

Theo IDG, giải thưởng này được xét duyệt dựa trên nhiều tiêu chí khắt khe như mức độ đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin; mức độ an toàn - an ninh cho ngân hàng số; các dịch vụ ngân hàng số; tổng số tiền giao dịch bình quân cũng như chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng… Toàn bộ quá trình đánh giá diễn ra khách quan, độc lập bởi các chuyên gia đại diện các cơ quan Chính phủ, bộ, ngành, hiệp hội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Ngoài ra, VPBank còn nhận được những đánh giá khách quan từ các tạp chí quốc tế khác như Tạp chí The Asset với danh hiệu Tổ chức Tổ chức phát hành trái phiếu nước ngoài tốt nhất châu Á, Tạp chí The Asian Banker với loạt giải thưởng Ngân hàng có trải nghiệm khách hàng tốt nhất; Ngân hàng có Năng suất, Hiệu quả và Tự động hóa tốt nhất và Dự án triển khai hệ thống Quản lý điều hành kinh doanh thị trường Tài chính tốt nhất cũng như Đối tác ấn tượng nhất năm 2020 từ Shopee.

Đối tác Ấn tượng nhất năm 2020 của Shopee

Bên cạnh các giải thưởng toàn cầu, VPBank còn gặt hái nhiều danh hiệu uy tín trong nước. Ví dụ như: Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư và Công ty chứng khoán Thiên Việt vinh danh VPBank nằm trong danh sách Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất 2019 với sự tham vấn của các chuyên gia kinh tế hàng đầu tới từ trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ cũng như tham chiếu từ các bảng xếp hạng trên thế giới như Bloomberg, Fortune, Forbes....

Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) kết hợp cùng Báo Vietnamnet trao tặng VPBank các danh hiệu Top 5 doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2020 và Top 5 ngân hàng thương mại uy tín nhất Việt Nam 2020.

Tạp chí Forbes Việt Nam dành tặng VPBank 02 chứng nhận: Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Top 4 thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Đây là năm thứ 5 liên tiếp VPBank nằm trong nhóm các thương hiệu ngân hàng đắt giá nhất trong danh sách bình chọn, phản ánh khách quan và ghi nhận của các nhà đầu tư đối với năng lực tài chính, quá trình kinh doanh hiệu quả của VPBank.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, VPBank luôn tích cực thể hiện trách nhiệm xã hội với đất nước và cộng đồng thông qua nhiều chương trình an sinh xã hội. Trong tháng 9/2020, VPBank đã được Tạp chí Asia Money bình chọn là Ngân hàng có dự án trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam (Best Bank for Corporate social responsibility) cho dự án “Học viện Tiểu thương” bên cạnh các ngân hàng lớn như Bank Of China (Hongkong), Shinhan Bank (Hàn Quốc), Bank of Ayudhya (Thái Lan),…

Đây là bằng chứng sống động nhất cho những nỗ lực theo đuổi chính sách lấy khách hàng làm trọng tâm, nhấn mạnh tính đúng đắn, kịp thời và chất lượng của dự án khi hỗ trợ hơn 3.000 bà con tiểu thương áp dụng hiệu quả các kỹ năng bán hàng online, 300 tiểu thương đã có các gian hàng trên những sàn thương mại điện tử nổi tiếng và duy trì cộng đồng tiểu thương online lên tới 12.500 người.

Đặc biệt, đầu tháng 02/2020, Brand Finance - tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới vừa công bố danh sách bình chọn 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới, đáng chú ý, VPBank đã tăng 81 bậc, vượt lên vị trí thứ 280 (năm 2019 là vị trí thứ 361), và trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 300 ngân hàng có giá trị thương hiệu nhất thế giới.

Đại diện Brand Finance cho biết, VPBank đã có sự tăng trưởng ngoạn mục lên vị trí cao nhất đối với nhóm ngân hàng tư nhân của Việt Nam. Đây được đánh giá là mức tăng trưởng giá trị thương hiệu vào “hàng khủng” so với thương hiệu các ngân hàng trên thế giới. Trước đó, VPBank đã nhiều lần góp mặt trong bảng xếp hạng của Brand Finance với giá trị thương hiệu, thứ hạng không ngừng tăng trưởng và cải thiện qua các năm, đặc biệt 2 năm gần đây liên tục giữ vững vị trí đứng đầu khối ngân hàng tư nhân.

Những giải thưởng, chứng nhận uy tín trong và ngoài nước năm 2020 một lần nữa phản ánh chân thực đối với những nỗ lực cống hiến của VPBank cả về kinh tế - xã hội suốt thời gian qua; khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sức cạnh tranh nổi bật của VPBank trên thị trường tài chính, ngân hàng tại Việt Nam. Trong năm 2021 và những năm tiếp theo, VPBank sẽ tiếp tục phát triển bền vững, quyết tâm nỗ lực trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam

4. Về các hoạt động an sinh xã hội

Năm 2020, thiên tai diễn ra không theo quy luật mà dị thường, khốc liệt… Đặc biệt, từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11/2020, bão, lũ xảy ra liên tiếp tại khu vực miền Trung với cường độ rất mạnh, trên phạm vi rộng, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của hàng triệu người dân trên địa bàn.

Tại Hà Tĩnh, ngay khi nhận thông báo từ Ban Lãnh đạo ngân hàng về việc cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại các tỉnh miền Trung, anh Trần Xuân Dũng - Giám đốc VPBank Chi nhánh Hà Tĩnh nhanh chóng cùng các đồng nghiệp lên phương án cứu trợ người dân tại địa phương mình.

Chỉ trong thời gian ngắn, thông qua Công đoàn và quỹ Lá Xanh, VPBank Hà Tĩnh đã chuẩn bị gần 600 phần quà (với tổng giá trị 180 triệu đồng) gồm các nhu yếu phẩm cần thiết kịp thời cứu trợ cho cho những người già, những người tàn tật, những gia đình bị ảnh hưởng nặng nề từ bão lũ trên địa bàn phường Văn Yên, thành phố Hà Tĩnh.

Đoàn cứu trợ VPBank tại Hà Tĩnh (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)

“Đoàn cứu trợ của VPBank không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, chèo thuyền giữa dòng nước lũ tới từng hộ dân đang cần hỗ trợ của phường Văn Yên. Chứng kiến sự khó khăn, vất vả và cả những mất mát, đau thương của đồng bào, chúng tôi rất xúc động và thấy mình cần phải nỗ lực, trách nhiệm hơn”, anh Dũng cho biết.

Ngoài việc trực tiếp tham gia cứu trợ, Giám đốc chi nhánh VPBank Hà Tĩnh còn tích cực phối hợp với Công đoàn tìm cách liên lạc với khách hàng trong vùng lũ để hỏi thăm tình hình, động viên và tìm các phương án hỗ trợ như miễn lãi, giảm lãi suất, tái cơ cấu khoản vay, giãn nợ… Bản thân anh Dũng cũng trực tiếp vượt lũ vào thăm hỏi, tư vấn cho từng khách hàng tại các địa bàn xa xôi của tỉnh.

Những việc làm của anh Dũng và đoàn cứu trợ của VPBank tại Hà Tĩnh không chỉ thể hiện tinh thần “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” mà còn thể hiện trách nhiệm của VPBank nói chung, VPBank chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng với mỗi khách hàng với mỗi người dân.

Ông Đinh Đức Long, Phó Chủ tịch Công đoàn VPBank khẳng định: “Là ngân hàng có định hướng cộng đồng rõ ràng, VPBank luôn ý thức các hoạt động phúc lợi, an sinh xã hội là nền tảng xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, chúng tôi luôn tăng cường giáo dục ý thức, thái độ trách nhiệm đến cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống về tinh thần “tương thân tương ái”, “uống nước nhớ nguồn”. Vượt lên trên tất cả là tình cảm chân thành của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng trong hoạt động chia sẻ với cộng đồng. Đấy vừa là truyền thống và cũng là nét đẹp văn hóa của VPBank”,

Từ đầu năm 2020 đến nay, trong bối cảnh kinh tế - xã hội cả nước gặp khó khăn vì dịch COVID-19, VPBank đã tổ chức nhiều chương trình an sinh xã hội có ý nghĩa thiết thực và kịp thời như trao tặng gần 20 tỷ đồng, ủng hộ Chính phủ phòng chống dịch bệnh và hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long; ủng hộ gần 20 tỷ đồng cho các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt; tặng 1.000 suất quà cho các chiến sỹ biên phòng Cao Bằng tại biên giới; tặng 02 xe cứu thương cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cũng như đề ra nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng trong sản xuất, kinh doanh.

VPBank tặng các nhu yếu phẩm cho cán bộ chiến sĩ biên phòng Cao Bằng tham gia phòng, chống COVID-19

Công đoàn viên VPBank còn tự nguyện trích một phần lương hàng tháng hoặc vận động gia đình bạn bè đóng góp tiền, sách vở, quần áo ấm, thực phẩm… để thực hiện những chiến dịch thiện nguyện, về nguồn. Quỹ Lá Xanh VPBank, sau một thời gian ngắn đã huy động được hơn 800 triệu VNĐ từ cán bộ, nhân viên trên toàn hệ thống để hỗ trợ 4 tỉnh bị thiệt hại nặng nhất bởi mưa lũ tại miền Trung gồm Hà Tĩnh, Huế, Quảng Bình và Quảng Trị. Thời gian tới, Quỹ sẽ sử dụng số tiền còn lại, tập trung vào hai đối tượng là các trường học và các em học sinh bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tại các địa phương.

Bên cạnh các công tác xã hội, VPBank cũng luôn quan tâm, chăm lo tới đới sống của cán bộ, nhân viên đang làm việc trên toàn hệ thống. Những dịp lễ tết hay dịp đặc biệt, Ban lãnh đạo ngân hàng luôn có mặt kịp thời để động viên, thăm hỏi cán bộ có hoàn cảnh khó khăn, không may mắc bệnh hiểm nghèo hoặc có người nhà qua đời. Từ đó tình cảm đồng nghiệp được thắt chặt, xóa nhòa đi khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên.

Chị Lê Sao Mai, một cán bộ ngân hàng chia sẻ: “Là nhân viên của VPBank, tôi vô cùng tự hào về những đóng góp từ hoạt động từ thiện vì cộng đồng của ngân hàng mình. Đây là ngọn lửa thắp sáng tình yêu thương, khơi dậy tinh thần nhân văn quý báu của dân tộc”.

Với những dấu ấn trong hành trình lan tỏa lòng nhân ái, VPBank đã nhận được nhiều bằng khen, sự ghi nhận của các cơ quan đoàn thể, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng, người dân trên cả nước.

Trong tương lai không xa, VPBank sẽ tiếp tục tham gia hưởng ứng các chương trình an sinh xã hội, để hình ảnh những chiếc “lá xanh” yêu thương được lan tỏa rộng rãi hơn nữa trên địa bàn 63 tỉnh, thành toàn quốc.