Người trẻ bắt đầu có xu hướng tiết kiệm ngày càng sớm hơn, đặc biệt là gửi tiết kiệm trực tuyến.
Gửi tiết kiệm ngân hàng từ lâu đã là hình thức đầu tư an toàn và được tin dùng của người Việt Nam. Đặc biệt với sự bùng nổ của dịch vụ ngân hàng điện tử những năm gần đây, việc gửi tiết kiệm ngày càng phổ biến và người trẻ bắt đầu có xu hướng tiết kiệm ngày càng sớm hơn. Tuy vậy, không phải ai cũng biết gửi tiền đúng cách từ những lần đầu tiên. Để việc gửi tiết kiệm được hiệu quả, tiện lợi và tránh các rắc rối có thể xảy ra, hãy ghi nhớ 6 lưu ý dưới đây:
1. CÂN NHẮC VỀ KỲ HẠN TIẾT KIỆM
Kỳ hạn tiết kiệm là khoảng thời gian bạn gửi tiền cho ngân hàng sử dụng và là cơ sở để ngân hàng trả lãi. Thông thường, kỳ hạn tiết kiệm càng dài thì lãi suất càng cao. Tại VPBank, ngân hàng thiết kế các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn rất đa dạng để phục vụ nhu cầu của khách hàng: kỳ hạn ngắn từ 1 tuần, 1 tháng đến 6 tháng; kỳ hạn dài thì kéo dài từ trên 6 tháng đến tận 36 tháng.
Khách hàng nên cân nhắc kế hoạch sử dụng tiền thực tế để lựa chọn kỳ hạn phù hợp. Nếu tình hình tài chính không ổn định, khách hàng nên chọn các kỳ hạn ngắn (Ví dụ: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng), và chọn chia nhỏ nhiều tài khoản tiết kiệm để khi cần tiền có thể rút một vài tài khoản, tránh bị mất lãi trên toàn bộ số tiền.
Một lựa chọn khác là sử dụng sản phẩm tiết kiệm bảo chứng thấu chi chỉ có tại VPBank Online, cho phép khách hàng vừa gửi tiết kiệm mà vẫn có tiền để chi tiêu khi cần thiết trong một vài ngày mà vẫn được nhận đầy đủ tiền lãi tiết kiệm.
2. CÁCH TÍNH LÃI SUẤT TIẾT KIỆM
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng thường được hiểu là lãi suất %/năm. Công thức tính:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi / 365
Ví dụ bạn gửi số tiền 100 triệu với lãi suất 7%/năm cho kỳ hạn 6 tháng từ ngày 1/1/2018 đến 1/7/2018, số tiền lãi nhận được là:
Số tiền lãi = 100.000.000 x 7% x 181 / 365 = 3,371,233
Phương thức trả lãi của hầu hết sản phẩm tiết kiệm là trả lãi cuối kỳ, khi tài khoản tiết kiệm đáo hạn. Bên cạnh đó, VPBank cũng cung cấp lựa chọn tiết kiệm trực tuyến trả lãi trước và tiết kiệm trực tuyến lĩnh lãi định kỳ cho khách hàng cần tiền lãi để đáp ứng nhu cầu chi tiêu sinh hoạt.
3. NGÀY ĐÁO HẠN VÀ TẤT TOÁN SỔ TIẾT KIỆM LÀ GÌ?
Mỗi tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn (hoặc ngày đến hạn) cố định được quy định khi mở tài khoản tiết kiệm. Vào ngày này, bạn có thể thực hiện tất toán (hoặc đóng tài khoản tiết kiệm) để nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi được sinh ra.
Ngân hàng thường có một số lựa chọn cách thức tất toán tiết kiệm cho khách hàng:
Tự động tái tục gốc và lãi: tại ngày đáo hạn, toàn bộ số tiền gốc và lãi tiết kiệm sẽ được gửi tiếp cho ngân hàng với kỳ hạn và các điều khoản giống như trước. Lãi suất áp dụng là lãi suất niêm yết của ngân hàng tại thời điểm tái tục. Đây là lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng, vì sẽ không bị bỏ phí một ngày tính lãi nào hết và được hưởng lãi kép. Trong trường hợp cần tiền, khách hàng vẫn có thể đóng tài khoản tiết kiệm đó bất cứ lúc nào sau đó.
Tự động tất toán: tại ngày đáo hạn, tài khoản tiết kiệm sẽ đóng lại. Toàn bộ số tiền gốc và lãi phát sinh sẽ được gửi về tài khoản thanh toán của khách hàng.
4. RÚT TIẾT KIỆM TRƯỚC HẠN ĐƯỢC KHÔNG?
Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi khách hàng chọn phong tỏa tài khoản tiết kiệm để vay tiền..., khách hàng có thể rút toàn bộ số tiền tiết kiệm trước ngày đáo hạn bất cứ lúc nào. Nếu rút trước hạn, toàn bộ số tiền của tài khoản tiết kiệm đó sẽ không được nhận lãi suất tiết kiệm, mà chỉ hưởng lãi suất không kỳ hạn cho khoảng thời gian đã gửi. Lãi suất không kỳ hạn thường dưới 1% (VPBank: 0.5%/năm, Vietcombank 0.1%/năm).
Tại VPBank, nếu khách hàng chỉ cần tiền gấp trong một vài ngày thì đừng tất toán trước hạn khoản tiền gửi mà nên sử dụng thấu chi cầm cố tài khoản tiết kiệm để không bỏ phí số ngày tính lãi đã tích lũy được.
5. LƯU Ý ĐẾN SỨC MẠNH CỦA LÃI KÉP
Đa số người gửi tiết kiệm bắt đầu với số tiền nhỏ, và số tiền lãi không nhiều. Tuy nhiên, sức mạnh của việc tiết kiệm nằm ở việc tích lũy lâu dài và thường xuyên. Lãi kép (còn gọi là lãi suất kép) được hiểu đơn giản là khi gửi tiết kiệm hoặc đầu tư nhận được lãi về, bạn liên tục dồn lại vốn và lãi đã sinh ra vào một chu kỳ tiết kiệm / đầu tư mới để toàn bộ số tiền sẽ sinh lãi cao hơn ở chu kỳ sau.
6. NÊN CHỌN GỬI TIẾT KIỆM TRỰC TUYẾN
Trong quá khứ, mỗi khi cần gửi tiết kiệm, rút tiết kiệm thì khách hàng cần phải thu xếp tới các văn phòng giao dịch ngân hàng trong giờ hành chính, rất bất tiện với những người bận rộn.
Hiện nay, nhiều ngân hàng, đặc biệt là VPBank đã phát triển đa dạng các hình thức tiết kiệm trực tuyến trên ngân hàng điện tử. Chỉ mất khoảng 1 phút, khách hàng có thể gửi tiết kiệm, cũng như rút tiền thông qua tài khoản ngân hàng điện tử, kể cả ngoài giờ hành chính và trong ngày nghỉ. Ngoài ưu điểm thuận tiện, tiết kiệm trực tuyến được đánh giá là an toàn hơn so với việc gửi tiết kiệm truyền thống tại chi nhánh do thao tác gửi tiền hoàn toàn do khách hàng thực hiện và hệ thống tự động xử lý với nhiều lớp xác thực, tránh sự can thiệp của nhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó, gửi tiết kiệm trực tuyến mang lại nhiều tiện ích như:
Tìm hiểu sản phẩm tiết kiệm VPBank ngay tại đây.
Đăng ký sản phẩm tiết kiệm VPBank ngay tại đây.
Bạn muốn sở hữu thẻ ghi nợ để thanh toán thay tiền mặt nhưng vẫn còn chần chừ vì chưa hiểu rõ thẻ ghi nợ là gì? Đừng lo, VPBank sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây!
Mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập là hình thức mở thẻ nhanh chóng nhất, tiết kiệm thời gian nhất cho khách hàng. Tìm hiểu ngay 4 cách mở thẻ nhanh chóng và dễ dàng ngay tại đây.
Thẻ tín dụng đã trở thành một phần rất quen thuộc trong cuộc sống hiện đại của giới trẻ. Bạn có thể chi tiêu trước, trả tiền sau, đón nhận ngay những cơ hội mới đến. Cách làm thẻ tín dụng khá đơn giản, thủ tục dễ dàng. Hãy theo dõi ngay sau đây để tự làm cho mình chiếc thẻ quyền năng này nhé!
Thẻ ghi nợ mang lại rất nhiều lợi ích. Vậy thẻ ghi nợ là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng lần đầu thẻ ghi nợ? Những thông tin khách quan sau đây sẽ giúp bạn giải đáp. Tìm hiểu ngay nhé!
Trong vài năm trở lại, hình thức vay thấu chi đã được một số ngân hàng cung cấp, nhưng chưa phải khách hàng nào cũng hiểu về vay thấu chi và các ưu / nhược điểm của hình thức vay này.