Nợ chú ý có vay tín chấp được không?

Khoản vay quá hạn dẫn đến nợ xấu là nguyên nhân khiến bạn bị ngân hàng từ chối cấp tín dụng khi đi vay mới. Vậy trong trường hợp nhẹ hơn với nợ chú ý có vay tín chấp được không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây.

Nợ chú ý là gì?

1. Nợ chú ý thuộc nhóm nợ xấu nào?

Dựa theo thời gian hoàn trả và khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, các khoản vay được chia thành 5 nhóm, bao gồm: 

  • Nhóm nợ tiêu chuẩn

- Là các khoản nợ được chi trả đúng hạn hoặc quá hạn không quá 10 ngày;

- Được ngân hàng và các tổ chức cho vay tín dụng đánh giá là có đủ khả năng chi trả khoản vay tín dụng. 

  • Nhóm nợ cần chú ý: 

  Là các khoản nợ được chi trả quá hạn trong khoảng từ 10 đến 90 ngày;

  Hoặc các khoản nợ được điều chỉnh thời hạn chi trả nợ lần đầu. 

  • Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn:

  Là các khoản nợ được chi trả quá hạn trong khoảng từ 91 đến 180 ngày;

  Được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 1 với thời gian quá hạn dưới 30 ngày tính theo ngày chi trả nợ lần đầu;

  Được điều chỉnh lại thời gian trả nợ lần 2.

  • Nhóm nợ nghi ngờ mất vốn:

  Là các khoản nợ được chi trả quá hạn trong khoảng từ 181 đến 360 ngày;

  Được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 1 với thời gian quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày tính theo ngày chi trả nợ lần đầu;

  Được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 2 với thời gian quá hạn dưới 30 ngày tính theo ngày chi trả nợ lần 2;

  • Nhóm nợ có khả năng mất vốn:

  Là các khoản nợ được chi trả quá hạn trên 360 ngày;

  Được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 1 với thời gian quá hạn trên 90 ngày tính theo ngày chi trả nợ lần đầu;

  Được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 2 với thời gian quá hạn từ 30 ngày trở lên tính theo ngày chi trả nợ lần đầu;

  Được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 3 trở lên, bất kể nhóm nợ đã bị quá hạn hoặc chưa quá hạn.

Nợ chú ý thuộc nhóm nợ thứ 2 trong hệ thống phân loại 5 nhóm nợ tín dụng. Như vậy nếu người đi vay bị xếp vào nhóm nợ này chứng tỏ thời gian trễ hạn trả nợ tín dụng từ 10 - 90 ngày. Lý do có thể là những phát sinh không mong muốn khiến khách hàng bị trễ hạn thanh toán.

Nợ chú ý thuộc nhóm nợ xấu 02

2. Nợ chú ý có vay tín chấp được không?

Dù chỉ nằm ở nhóm nợ thứ 2 nhưng nhóm nợ chú ý vẫn khiến các ngân hàng nghi ngờ về khả năng thanh toán tín dụng của khách hàng. Do vậy, hầu hết các ngân hàng đều không cho vay. Khách hàng có thể vay ở tổ chức tài chính nhưng điều kiện rất phức tạp.

3. Làm cách nào để vay tiền ngân hàng khi có nợ chú ý?

Khách hàng cần lưu ý một số điều kiện sau nếu muốn tiếp tục vay tiền từ ngân hàng trong tương lai: 

  • Trả hết hoàn toàn các khoản nợ xấu trước đó: Bạn cần hoàn thành nghĩa vụ trả nợ các khoản vay cũ trước khi đăng ký gói vay mới. Nên trả nợ càng sớm càng tốt.
  • Tìm người bảo lãnh vay: Được bảo lãnh vay giúp bạn chứng minh được phần nào đó khả năng trả nợ của mình để ngân hàng xem xét cấp gói vay. Người bảo lãnh phải có lịch sử tín dụng tốt và chưa từng bị nợ xấu.
  • Sử dụng tài sản đảm bảo: Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để thể hiện khả năng trả nợ của bạn. Ngân hàng có thể cho vay nếu như tài sản thế chấp đáp ứng được điều kiện của ngân hàng.

4. Giải đáp các băn khoăn khi có nợ chú ý

Nợ xấu nhóm 2 (nợ chú ý) bao lâu được xóa?

Nếu khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán thì Ngân hàng Nhà nước sẽ ngừng cung cấp lịch sử tín dụng. Tức là lịch nợ xấu của bạn sẽ không xuất hiện trên lịch sử tín dụng. (Quy định tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 03/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 28/2/2013);

Đối với các khoản vay bị liệt vào nhóm nợ chú ý, sau khi hoàn thành tất toán, khách hàng có thể yêu cầu làm bản xác nhận đã chi trả kèm theo lý do trễ hạn tín dụng của mình. Thông thường, lịch sử nợ xấu tín dụng trên CIC sẽ được xóa sau 12 tháng kể từ ngày tất toán. 

Nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không?

Đối với nợ xấu nhóm 1 có thời hạn trả nợ không quá 10 ngày thì có thể tiếp tục đăng ký vay tại ngân hàng. Tuy nhiên đối với nợ nhóm 2, bạn cần lưu ý: 

  • Nếu nợ xấu khi vay tín chấp: Tỷ lệ được duyệt vay sổ đỏ sẽ cao hơn. Bạn cần hoàn thành gói vay tín chấp trước khi đăng ký vay mới.
  • Nếu nợ xấu khi vay thế chấp

  Ngân hàng chỉ chấp nhận nếu chỉ dừng lại ở nhóm nợ xấu thứ 2

  Phải chứng minh được nợ xấu do các lý do khách quan, không cố ý

  Phải chứng minh được khả năng chi trả nợ

  Tài sản đảm bảo phải có giá trị, tỷ lệ cấp vốn dựa theo tài sản đảm bảo không quá cao. 

Tìm hiểu chi tiết qua bài viết:

Nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không?

Khi bị nợ xấu bạn sẽ không được cấp phép mở thẻ tín dụng. Bạn có thể chờ đến hạn xóa nợ xấu trên lịch sử tín dụng để đăng ký mở thẻ.

Nên làm gì để tránh vướng vào nợ xấu trong tương lai?

  • Cân nhắc về khả năng trả nợ trước khi đăng ký vay từ ngân hàng
  • Ghi chú kỹ để tránh trường hợp quên hạn trả nợ tín dụng
  • Nếu mất khả năng thanh toán, hãy liên hệ ngay với ngân hàng để được hỗ trợ và tìm biện pháp giải quyết tốt nhất. 

Lịch sử nợ xấu nhóm 2 sẽ được xóa sau 12 tháng kể từ khi tất toán khoản vay tín dụng

Nợ xấu gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vay tín dụng trong tương lai. Vì thế cách tốt nhất để hạn chế điều này chính là cân nhắc khả năng thanh toán khoản vay, tránh quên hạn trả nợ. 

Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề nợ chú ý có vay tín dụng được không hoặc có các nhu cầu vay tín dụng khác, hãy đến ngay các điểm giao dịch gần nhất của VPBank để được tư vấn và hỗ trợ hoặc liên hệ qua website: https://www.vpbank.com.vn/

Đăng ký ngay
VPBank NEO

Có thể bạn quan tâm