Nợ xấu là gì? Làm thế nào để kiểm tra nợ xấu ngân hàng trực tuyến ngay lập tức qua điện thoại? Nợ xấu có xóa được không? Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện!
Một số người nhận được thông báo nợ xấu và bị siết nợ nhưng không biết cách kiểm tra mình có nợ xấu hay không? Họ cũng không biết chính xác mình đang nợ bao nhiêu tiền? Chính vì thế, VPBank sẽ chia sẻ cụ thể, hy vọng bạn nắm được nợ xấu là gì, cách kiểm tra nợ xấu và hiểu được cách xóa nợ xấu hợp pháp. VPBank tin rằng bạn sẽ tìm được cách giải quyết tốt hơn cho vấn đề của mình qua bài viết này.
Nợ xấu (Non-Performing Loan - NPL) là những khoản nợ đã quá hạn chưa thanh toán hơn 90 ngày, tính từ ngày đến hạn đầu tiên chưa thực hiện nghĩa vụ khoản vay. Các khoản nợ hiện nay được phân thành 5 nhóm, đánh số từ 1 - 5. Trong đó, nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 - 5.
Nợ xấu là vấn đề đang được các cơ quan chức năng và hệ thống TCTD quan tâm
Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng vẫn thường xuyên thực hiện phân loại nợ, đồng thời thực hiện trích lập dự phòng với các khoản thuộc nhóm nợ xấu. Tuy nhiên, đây là các khoản nợ nội xấu nội bảng. Ngoài các tổ chức này, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (viết tắt là CIC) hiện đang thực hiện tiếp nhận thông tin về lịch sử tín dụng của các tổ chức tín dụng trong nước. Bạn có thể truy cập vào dữ liệu của trung tâm này để tra cứu và tìm hiểu thông tin hoàn toàn miễn phí.
Trong thời gian vừa qua, nợ xấu của nền kinh tế đang có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng đến hoạt động hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đang gặp phải thách thức lớn trong bối cảnh suy thoái kinh tế, lạm phát và lãi suất huy động tăng cao.
Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, CIC thực hiện phân loại nợ của các tổ chức tín dụng theo 5 nhóm sau:
Nhóm |
Tên nhóm |
Thời gian chưa thanh toán |
Thời hạn xem xét cho vay |
Nhóm 1 |
Nợ đủ tiêu chuẩn |
tối đa 9 ngày |
xem xét ngay |
Nhóm 2 |
Nợ cần chú ý |
10 - 29 ngày |
sau 12 tháng |
Nhóm 3 |
Nợ dưới tiêu chuẩn |
30 - 89 ngày |
sau 5 năm |
Nhóm 4 |
Nợ nghi ngờ mất vốn |
90 - 179 ngày |
sau 5 năm |
Nhóm 5 |
Nợ có khả năng mất vốn |
tối thiểu 180 ngày |
sau 5 năm |
Nhóm 1 bao gồm các khoản nợ như sau:
Khoản nợ trong hạn thanh toán và được NH đánh giá có khả năng thu hồi nợ.
Khoản nợ quá hạn tối đa 9 ngày và được NH đánh giá có khả năng thu hồi nợ quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng hạn.
Các khoản nợ thuộc nhóm này bao gồm:
Khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
Khoản nợ được cơ cấu nợ lần đầu còn trong kỳ hạn.
Các khoản nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:
Khoản nợ quá hạn trên 90 ngày đến 180 ngày.
Khoản nợ được cơ cấu nợ lần đầu còn quá hạn tối đa 29 ngày theo lịch trả nợ đã cơ cấu.
Khoản nợ được cơ cấu thời gian trả nợ lần thứ hai.
Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không còn đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm này bao gồm các khoản nợ:
Khoản nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày.
Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày so với hạn trả nợ đã được gia hạn.
Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn dưới 30 ngày theo lịch trả nợ đã cơ cấu.
Các khoản nợ được ngân hàng xếp vào nhóm có khả năng mất vốn bao gồm:
Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạ từ 90 ngày trở lên so với thời hạn cơ cấu lại lần đầu.
Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai đã quá hạn thanh toán 30 ngày so với thời hạn được cơ cấu.
Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, dù đã quá hạn hay chưa.
Trong số các nhóm này, nợ nhóm 3 - 5 được xếp vào nhóm nợ xấu.
Cá nhân, doanh nghiệp có nợ xấu phát sinh do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do kế hoạch và phương án quản lý tài chính:
Thẻ tín dụng thanh toán trễ hạn hoặc không được thanh toán phần tối thiểu.
Khoản vay không được thanh toán các phí phạt do chậm thanh toán.
Người vay không đủ khả năng thanh toán cho các khoản vay: thấu chi, thẻ tín dụng, các khoản mua trả góp,...
Người vay liên quan đến kiện tụng nên không còn khả năng trả nợ.
Dù với nguyên nhân gì, người vay bị nợ xấu đều chịu hậu quả nặng nề, ít nhất trong hoạt động hỗ trợ tín dụng của các NHTM.
Nợ xấu đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Đối với ngân hàng, theo quy định cấp tín dụng của NHNN Việt Nam, các ngân hàng thương mại chỉ hỗ trợ hoạt động tín dụng với khách hàng không có nợ xấu, tức là lịch sử tín dụng hoàn toàn sạch sẽ ở thời điểm vay tiền. Ngân hàng sẽ trực tiếp kiểm tra qua CIC để cân nhắc và quyết định.
Đối với người vay, nợ xấu gia tăng cùng bối cảnh nền kinh tế khiến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) ngày càng khó khăn. Điều này dẫn tới khả năng bị nợ xấu cũng cao hơn. Hoạt động kiểm tra nợ xấu thường xuyên và xử lý nợ kịp thời có tác dụng:
Cập nhật tình hình nợ xấu ngân hàng nhanh chóng, từ đó có hướng xử lý nợ phù hợp.
Lựa chọn giải pháp tài chính tốt nhất và phù hợp nhất với tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Cần thường xuyên kiểm tra nợ xấu
Ngân hàng thương mại là địa chỉ có thể cung cấp khoản vay tiêu dùng, vay tín chấp với chi phí lãi tốt nhất. Tuy nhiên, nếu đang có nợ xấu, ngân hàng sẽ từ chối ngay từ khâu thẩm định. Nếu không có nợ xấu, bạn sẽ cơ hội tiếp cận nguồn vốn chi phí hấp dẫn của ngân hàng với khả năng duyệt vay cao.
Để kiểm tra liệu bạn có đang bị nợ xấu hay không, bạn có thể lựa chọn một trong 2 cách sau:
Bước 1: Truy cập website: https://cic.gov.vn/#/register và điền các thông tin cần thiết: Họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, email, số CMND/ CCCD, ngày cấp, nơi cấp, chọn giới tính, 2 ảnh CMND/ CCCD (mặt trước, mặt sau), ảnh chân dung, địa chỉ, tỉnh/ thành phố, quận huyện, phường xã. Điền mật khẩu và xác nhận.
Các thông tin cần điền để đăng ký tài khoản trên web CIC
Bước 2: Nhập mã OTP gửi về số điện thoại, nhấn Tiếp tục.
Bước 3: Nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại để xác nhận thông tin.
Bước 4: Tạo tài khoản thành công, kết quả đăng ký, tên đăng nhập và mật khẩu sẽ được gửi qua SMS/ Email.
Bước 5: Đăng nhập qua https://cic.org.vn/ACBBox-CIC-External/faces/Login và kiểm tra lịch sử tín dụng tại phần Thông tin cá nhân.
Bước 1: Tải ứng dụng CIC về điện thoại, đăng ký tài khoản theo yêu cầu của hệ thống.
Ứng dụng CIC đã có phiên bản cho các điện thoại Android và iOS
Bước 2: Đăng nhập tài khoản đã được xét duyệt thành công. Thời gian chờ xét duyệt khoảng 1 - 3 ngày.
Bước 3: Sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo hướng dẫn của hệ thống.
Bước 4: Nhận kết quả tra cứu
Bước 1: Truy cập đường link cskh.vpbank.com.vn
Bước 2: Điền thông tin Họ và tên, Số điện thoại, nhấn Gửi.
Thông tin cần thiết để đăng ký nhận hỗ trợ kiểm tra nợ xấu từ VPBank
Bước 3: Chờ chuyên viên quan hệ khách hàng VPBank liên hệ xác nhận yêu cầu và kiểm tra nợ xấu giúp bạn
Có. Nếu phát hiện có nợ xấu và bạn muốn xóa thì hãy thực hiện như sau:
Nợ xấu dưới 10 triệu: Đây là khoản nợ có giá trị nhỏ nên không được cung cấp lịch sử tín dụng liên quan nếu đã tất toán. Để xóa nợ, bạn chỉ cần thanh toán khoản vay này.
Nợ trên 10 triệu: Bạn cần thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi. Tiếp đó, bạn cần yêu cầu ngân hàng cho vay xác nhận hoàn thành nghĩa vụ khoản vay. Sau 12 tháng kể từ khi nợ xấu được trả hết thì lịch sử tín dụng trở về điểm đáp ứng điều kiện cho vay.
Nợ lớn: Các khoản vay này được hệ thống CIC ghi nhận lịch sử và đánh giá điểm tín dụng theo quy định. Người vay hoàn tất nghĩa vụ khoản vay như khoản nợ trên 10 triệu. Sau 5 năm kể từ khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, điểm tín dụng trở về điều kiện có thể xem xét cho vay.
Có thể bạn quan tâm:
Hạn mức thẻ tín dụng là gì? 2 cách nâng hạn mức đơn giản nhất
Vay thế chấp ngân hàng là gì? 9 điều cần lưu ý khi vay thế chấp
Bạn vừa cùng VPBank tìm hiểu về nợ xấu là gì và cách kiểm tra nợ xấu đơn giản, nhanh chóng nhất. VPBank hy vọng bạn sẽ nắm được các thông tin này và có lựa chọn phù hợp nhất cho kế hoạch tài chính của mình. Nếu bạn muốn được hỗ trợ thông tin về các khoản vay có hạn mức tốt nhất, lãi suất cạnh tranh nhất, hồ sơ thủ tục đơn giản nhất, bạn hãy liên hệ với VPBank qua https://vpbank.com.vn/ hoặc gọi 1900.54.54.15 để được hỗ trợ.
So sánh lãi suất vay giữa top các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất? Xu hướng lãi suất như thế nào?
So sánh lãi suất vay giữa top 10 các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức vay tín chấp dễ nhất? ngân hàng nào có mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất?