Bạn có nghĩ rằng bạn chỉ có thể làm chủ cuộc sống, tự do phát triển bản thân và làm những điều yêu thích khi quản lý tốt tiền bạc và tự do tài chính? Nhưng việc cân đối chi tiêu của bạn trở nên thực sự khó khăn. Bên cạnh đó, bạn cũng mãi mà chưa tìm thấy phương án phù hợp nhất. Đừng lo lắng! Hãy cùng VPBank tìm kiếm lời giải cho bài toán tài chính của bạn qua quy tắc 6 chiếc lọ sau đây!
Quy tắc 6 chiếc lọ là bộ quy tắc được tác giả giả Harv Eker sáng tạo ra với việc phân chia thu nhập thực tế thành 6 phần đựng trong 6 lọ khác nhau. Trong đó, mỗi lọ được quy định mục đích sử dụng riêng ngay từ ban đầu.
6 chiếc lọ với 6 mục đích chi tiêu tài chính và chiếm tỷ lệ khác nhau
Các mục đích chi tiêu của các lọ bao gồm: chi tiêu cần thiết, tiết kiệm dài hạn, quỹ giáo dục, hưởng thụ, quỹ tự do tài chính, quỹ từ thiện. Mỗi lọ có tỷ lệ khác nhau nhưng đều được tính trên thu nhập thực tế, không quy định thu nhập tối thiểu và tối đa.
Từ khi ra đời cho đến nay, quy tắc này đã được nhiều người áp dụng và đạt được thành công. Thực tế, nguyên tắc này giúp bạn có thể quản lý tiền bạc, lập kế hoạch chi tiêu hợp lý và hướng đến các mục tiêu trong cuộc sống dễ dàng hơn. Bởi tất cả các mục tiêu cần thiết của con người đã được phân chia vào các lọ. Điều bạn cần làm là bắt đầu, duy trì thực hiện và kiên trì với mục tiêu.
Thực tế, nguyên tắc này đưa ra tỷ lệ chi tiêu cụ thể cho các mục đích tài chính. Mục tiêu của các chiếc lọ như sau:
Các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, sinh hoạt hàng ngày, mua sắm cần thiết, chi trả hóa đơn,... sẽ được chi từ chiếc lọ NEC chứa quỹ Chi tiêu cần thiết. Thực tế, chiếc lọ này chiếm tới hơn 50% thu nhập của bạn nhưng không nên phân bổ quá 55% thu nhập. Nhiều người đang tiêu xài phung phí, thậm chí lên tới 80% thu nhập cho các nhu cầu cuộc sống hàng ngày nhưng có quá nhiều hoạt động không cần thiết và mang tính cảm xúc.
Các nhu cầu chi tiêu thiết yếu như ăn uống,... chiếm phần lớn thu nhập của bạn
Chiếc lọ thứ 2 chiếm 10% thu nhập hàng tháng của bạn là lọ LTS - quỹ Tiết kiệm dài hạn. Tại đây, bạn sẽ chi tiêu cho các mục tiêu lớn và dự kiến thời gian tích lũy lâu dài như: mua nhà đất, mua xe, sinh con,... Bạn cần hiểu rõ các khoản này đều cần số tiền lớn mà bạn không thể thực hiện tích góp trong thời gian ngắn. Vì thế, bạn cần tiến hành từ từ và cần thực hiện ngay lập tức. Số tiền này cũng cần hạn chế chi tiêu nên bạn có thể khởi động một tài khoản tiết kiệm tích lũy sẽ vô cùng hợp lý.
Chiếc lọ EDU chứa quỹ Giáo dục chiếm khoản 10% thu nhập vô cùng cần thiết nhưng không phải ai cũng quan tâm. Một số người cho rằng kỹ năng và kiến thức hiện tại đã đủ cho công việc và cuộc sống. Thực tế, đầu tư cho giáo dục vô cùng cần thiết, dù cho bạn ở độ tuổi nào.
Với số tiền này, bạn có thể tham gia các khóa học, mua sách, dự các buổi gặp gỡ nhận chia sẻ kiến thức từ người khác,... Lượng kiến thức tăng thêm từng ngày giúp bạn phát triển bản thân, tìm kiếm cơ hội mới và mở ra cánh cửa để tăng thu nhập cho bản thân từ lương cố định và các khoản kiếm thêm.
Mua sách đọc thường xuyên vô cùng cần thiết
Cuộc sống cần phải có giây phút thư giãn và hưởng thụ nên bạn cần có chiếc lọ PLAY chiếm 10% thu nhập thực tế. Bạn có thể dùng khoản tiền này để mua sắm xa xỉ, vui chơi, giải trí, làm đẹp, tăng cường trải nghiệm,... Sau những giây phút giải tỏa căng thẳng, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, tìm được điểm cân bằng cho cuộc sống và có khả năng tạo ra nhiều khoản thu nhập hơn. Vì vậy, hãy chi tiêu liên tục chiếc lọ này.
Quỹ tự do tài chính FFA trong chiếc lọ thứ 5 cũng được nhiều người quan tâm. Tự do tài chính là thời điểm bạn có một cuộc sống đầy đủ như mong muốn mà không cần phụ thuộc vào người khác hoặc không cần làm việc. Để đạt được điều này, bạn cần có khoản thu nhập thụ động liên tục đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống. Một số gợi ý: đầu tư tài chính, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh, đầu tư vàng, đầu tư bất động sản,...
Góp vốn kinh doanh là một ý tưởng để bạn hướng đến tự do tài chính nhanh chóng hơn
Một số người đang bỏ qua chiếc lọ thứ 6 chứa 5% thu nhập mang tên GIVE - quỹ Từ thiện. Không nhất thiết bạn sẽ quyên góp số tiền này cho các quỹ từ thiện. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng số tiền này để giúp đỡ người thân, bạn bè hoặc các hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng. Khoản này sẽ không đem lại doanh thu trực tiếp nhưng sẽ nuôi dưỡng tâm hồn và tạo dựng giá trị cá nhân cho bạn.
Rất người chưa có kinh nghiệm hoặc quản lý tài chính chưa hiệu quả khiến mục tiêu tự do tài chính ngày càng xa. Lúc này, nguyên tắc 6 chiếc lọ là cơ sở đơn giản, dễ thực hiện nhất để bạn đạt được những điều sau:
Đảm bảo khả năng chi tiêu dựa trên số thu nhập thực tế.
Giúp quản lý chi tiêu dễ dàng hơn. Tất cả các con số đưa ra đều cụ thể và có mục đích rõ ràng.
Đảm bảo quỹ dự phòng, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư
Đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình, hạn chế rủi ro và khả năng ứng phó nhiều trường hợp.
Tăng cường dòng tiền liên tục cho các khoản cần thiết.
Hạn chế và quản lý chặt chẽ các khoản nợ, hạn chế nợ xấu.
Gia tăng tài sản liên tục và cơ hội tạo ra dòng tiền thụ động tốt nhất.
Cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn và gia đình.
Xem thêm: Thế nào là tiết kiệm? Tầm quan trọng của tiết kiệm như thế nào?
Chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt khi bạn áp dụng nguyên tắc quản lý tài chính 6 chiếc lọ
Quy tắc này dễ dàng áp dụng trong cuộc sống dù thu nhập của bạn đang ở nước nào. Tuy nhiên, để đảm bảo sự hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Một số người cho rằng nguyên tắc này có thể linh hoạt biến đổi, thậm chí còn bù trừ các khoản cho nhau. Nhiều trường hợp đã sử dụng tiền của lọ này cho mục đích của lọ khác và phung phí tiền bạc vào các nhu cầu không chính đáng. Điều này phá vỡ quy tắc quản lý tài chính 6 chiếc lọ và gây nên rủi ro về lâu dài. Chính vì vậy, bạn cần tuân thủ quy tắc này một cách chặt chẽ, đúng kế hoạch. Có như vậy, việc quản lý tài chính của bạn sẽ an toàn và hiệu quả hơn.
Thói quen quản lý tài chính theo quy tắc này không tự nhiên có mà cần bắt đầu bằng ý chí và duy trì bằng ý thức. Theo đó, bạn cần chủ động thực hiện quy tắc này bằng cách chủ động chia nhỏ thu nhập vào 6 chiếc hũ trên. Đồng thời, việc chi tiêu cũng cần đúng mục đích, không được nhập nhằng giữa các khoản. Điều này thực sự giúp việc quản lý tài chính hiệu quả khi theo dõi chi tiết và hạn chế tối đa sự thất thoát của dòng tiền.
Mỗi chiếc lọ đều có quy định mục đích rõ ràng nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống và hướng tới tự do tài chính nhanh chóng nhất. Sau khi dòng tiền đã được chia nhỏ vào 6 cái lọ tài chính, bạn hãy sử dụng tiền đúng mục đích trong mỗi lọ. Đồng thời, bạn cần ghi chép và theo dõi sát sao các khoản chi tiêu, hạn chế lãng phí tiền vào các khoản không cần thiết, ngăn ngừa tình trạng thâm hụt tiền.
Đặc biệt, với khoản tiền tích lũy dài hạn, bạn cần gia tăng thường xuyên để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp. Tuyệt đối, bạn không nên sử dụng số tiền này tùy tiện cho các mục đích học tập, đầu tư, chi tiêu, từ thiện,...
Các khoản tiết kiệm dài hạn cần được gia tăng thường xuyên
Chỉ khi thu nhập của bạn ngày càng cao, bạn mới có thể có cuộc sống thoải mái hơn, sớm đạt được trạng thái tài chính tự do. Nếu thu nhập từ các khoản cố định tăng trưởng định kỳ, bạn sẽ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu thu nhập bấp bênh hoặc muốn đề phòng các rủi ro bất ngờ gây thiệt hại các nguồn thu chính, bạn cần tạo dựng các khoản có khả năng đem lại thu nhập thụ động ngay hôm nay. Điều này có thể thực hiện với các khoản đầu tư hoặc tìm kiếm một số các công việc như: làm thêm, kiếm tiền online, hợp tác kinh doanh,...
Xem thêm: Tìm hiểu sản phẩm Vay vốn hỗ trợ kinh doanh ngân hàng VPBank
Tiết kiệm dài hạn và đầu tư là các hũ quan trọng phục vụ cho tương lai của bạn. Chính vì vậy, bạn cần lựa chọn kênh thực hiện hợp lý, cân bằng giữa rủi ro và lãi suất kỳ vọng. Một trong những nguyên tắc lựa chọn kênh đầu tư là không bỏ trứng vào một giỏ. Bạn hãy tìm hiểu tình hình thị trường trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Qua đó, bạn sẽ có cơ sở để đưa ra danh mục đầu tư phù hợp. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn cho đồng tiền trong hũ và khả năng sinh lời tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Top 10 ngân hàng uy tín gửi tiết kiệm, lãi suất cao nhất, an toàn nhất
So sánh lãi suất vay giữa top các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất? Xu hướng lãi suất như thế nào?
So sánh lãi suất vay giữa top 10 các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức vay tín chấp dễ nhất? ngân hàng nào có mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất?