Chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ với các quyển sổ tiết kiệm hiện nay. Tuy nhiên, thực tế, sổ tiết kiệm có nhiều loại và cũng có nhiều cách để mở sổ này. Bên cạnh đó, nhiều người cũng băn khoăn làm sổ tiết kiệm cần các giấy tờ gì, có khó thực hiện không? Chính vì vậy, để giải đáp thắc mắc chi tiết, VPBank sẽ chia sẻ với bạn qua các nội dung sau đây!
Làm sổ tiết kiệm là một trong những hình thức đầu tư tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng được nhiều người lựa chọn. Theo đó, người có tiền tích lũy có thể đem đến gửi trực tiếp hoặc trực tuyến tại các tổ chức này và nhận lãi theo thỏa thuận.
Đa số các ngân hàng và tổ chức tín dụng đang duy trì các chính sách cho khách hàng mở sổ/ thẻ/ tài khoản tiết kiệm như sau:
Cam kết: Ngân hàng cam kết trả lãi đúng và đủ cho khách hàng như thỏa thuận. Chủ sổ cần cam kết không rút gốc trước hạn ngay khi mở sổ.
Tự động tái tục: Nhiều ngân hàng còn có chính sách tự động tái tục sổ tiết kiệm cho khách hàng theo kỳ hạn đã đăng ký của sổ cũ nếu chủ sổ không đến tất toán vào ngày đáo hạn.
Hiện tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã sử dụng các sản phẩm tiết kiệm như một kênh huy động vốn chính. Các sản phẩm tiết kiệm cũng ngày một đa dạng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Một số sản phẩm tiết kiệm phổ biến nhất hiện nay:
Tiết kiệm thường là hình thức gửi tiết kiệm trong đó gốc cố định ban đầu. Chủ sổ cam kết không rút gốc trước hạn. Lãi có thể được trả trước/ định kỳ/ cuối kỳ theo thỏa thuận.
Tiết kiệm tích lũy/ gửi góp là hình thức gửi tiết kiệm trong đó số tiền gốc có khả năng được tăng thêm. Lãi được tính trên số tiền, thời gian thực gửi và lãi suất từng thời điểm.
Tiết kiệm bậc thang là hình thức gửi tiết kiệm trong đó số tiền gốc được tăng thêm đến mức nhất định, chủ sổ sẽ nhận được lãi suất cao hơn. Thông thường các mốc này do các ngân hàng quy định, thường là 100.000.000, 500.000.000, 1.000.000.000 đồng,...
Tiết kiệm rút vốn linh hoạt là hình thức gửi tiết kiệm trong đó chủ sổ có quyền rút bớt số gốc ban đầu khi cần thiết. Thông thường lãi suất TK của khoản rút trước được tính theo lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn.
Thực tế, hình thức mở sổ tiết kiệm được nhiều người lựa chọn bởi những lợi ích sau:
An toàn đầu tư: Gửi tiết kiệm là một trong những cách đầu tư an toàn, đảm bảo khả năng sinh lời và bạn có thể dự đoán được một cách chắc chắn số tiền sẽ nhận được khi đáo hạn. Bên cạnh đó, các ngân hàng luôn hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của NHTW hoặc NHNN nên sẽ đảm bảo an toàn, quyền lợi tốt nhất cho người gửi tiền.
Lợi nhuận tốt: Ngân hàng nhà nước có chính sách lãi suất huy động quy định đến các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Theo đó, lãi suất huy động của các khoản tiết kiệm luôn đảm bảo có lợi nhất cho người gửi tiền, tối thiểu bù đắp được tỷ lệ lạm phát. Trong thời điểm hiện tại, không nhiều kênh đầu tư đạt được điều này.
Xem thêm: Tiết kiệm là gì? Những lợi ích khi thực hiện lối sống tiết kiệm
Lựa chọn tiết kiệm đúng đem lại lợi nhuận tốt cho cuộc sống
Linh hoạt kỳ hạn: Người gửi tiền được lựa chọn kỳ hạn phù hợp với nhu cầu tài chính của mình. Kỳ hạn gửi từ 1 tuần - 15 năm, tùy theo sản phẩm và chính sách của từng ngân hàng.
Không cần am hiểu thị trường tài chính: Nếu bạn không am hiểu cách thức đầu tư các kênh thì làm sổ tiết kiệm rất đáng để cân nhắc. Bạn không cần phải trực tiếp đầu tư mà vẫn nhận được lãi suất cam kết. Thay vào đó, ngân hàng sẽ trực tiếp phân phối nguồn vốn này hiệu quả nhất.
Dễ dàng kiểm soát tài chính: Không cần một số tiền quá lớn, bạn cũng có thể lập sổ tiết kiệm. Bạn có thể lên kế hoạch để dần dần tạo lập số tiền gửi ngày càng lớn. Qua đó, bạn cũng nhận thấy khả năng kiểm soát tài chính của mình tăng đáng kể. Hãy bắt đầu với số tiền nhỏ!
Tạo điều kiện cho các kế hoạch tương lai: Khi đã có khoản tiết kiệm, bạn sẽ có điều kiện để dự tính cho các kế hoạch: du lịch, đầu tư, nghỉ hưu, mua sắm nhà cửa,... Theo đó, số tiền càng lớn, cơ hội để bạn tiếp cận các kế hoạch này càng nhiều.
Phòng ngừa các rủi ro trong cuộc sống: Một số tình huống không may: ốm đau, bệnh tật, tai nạn,... cần số tiền lớn giải quyết. Trong thời gian ngắn, bạn không có số tiền lớn để chi trả, nếu không vay mượn được, bạn cần sử dụng sổ tiết kiệm.
Với những lợi ích trên, sổ tiết kiệm đã và đang là một kênh đầu tư được ưu tiên lựa chọn trong bất kỳ thời điểm nào. Đặc biệt, trong thời điểm kinh tế đầy biến động, không chỉ những người có vốn nhàn rỗi mà các nhà đầu tư cũng đã và đang cân nhắc, lựa chọn kênh này cho chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư, bảo đảm tỷ lệ sinh lời.
Mở sổ tiết kiệm không hề khó khăn mà cực kỳ đơn giản. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn, VPBank sẽ chia sẻ quy trình của ngân hàng này:
Điều kiện để làm sổ tiết kiệm VPBank khá cơ bản, bạn chỉ cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Là cá nhân đang sinh sống tại Việt Nam.
Có tài khoản thanh toán mở tại VPBank.
Nếu là người nước ngoài, kỳ hạn tiền gửi không được lớn hơn kỳ hạn còn lại của visa do Đại sứ quán Việt Nam cấp.
Điều kiện có tài khoản thanh toán (TKTT) tại VPBank chỉ để bạn nhận tiền và chuyển tiền của tài khoản tiết kiệm trong trường hợp cần thiết. Việc sử dụng TKTT VPBank hoàn toàn miễn phí và nhiều tiện ích. Nếu chưa có tài khoản này, bạn hãy đăng ký trải nghiệm và sử dụng nhé.
Thủ tục giấy tờ cần chuẩn bị làm sổ tiết kiệm tại VPBank rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị như sau:
Công dân Việt Nam cần có Giấy CMND/ thẻ CCCD/ Hộ chiếu còn hiệu lực.
Người nước ngoài cần có visa còn hiệu lực ít nhất 6 tháng.
Visa là giấy tờ bắt buộc cần có để làm sổ tiết kiệm nếu bạn là người nước ngoài
Theo đó, các giấy tờ cơ bản mà bạn cần chuẩn bị không nhiều. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo các giấy tờ này còn hiệu lực pháp lý, không bị mờ nhòe và còn nguyên vẹn.
Lãi suất tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được điều chỉnh tùy thuộc vào:
Quy định của Ngân hàng Nhà nước tùy từng thời kỳ, nhằm phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội và an ninh tài chính quốc gia.
Loại sản phẩm tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm trả lãi cuối kỳ thường có lãi suất cao nhất, tiếp đó là tiết kiệm trả lãi định kỳ, cuối cùng là tiết kiệm trả lãi trước.
Thời hạn gửi tiền: Thông thường kỳ hạn gửi tiền càng dài thì lãi suất càng cao. Bạn có thể nhận thấy điều này khi xem bảng lãi suất của VPBank.
Số tiền gửi: Nếu số tiền gửi từ 5 - 10 tỷ trở lên, lãi suất tiết kiệm của VPBank sẽ cao hơn.
Cách thức gửi tiền: Hiện nay, các ngân hàng đang đẩy mạnh các dịch vụ online. VPBank cũng không ngoại lệ. Theo đó, các khách hàng mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến của VPBank sẽ nhận được mức lãi suất cao hơn 0.1%/năm so với gửi tại quầy.
Loại tiền gửi: Theo quy định của NHNN, lãi suất tiết kiệm bằng USD của VPBank là 0% trên mọi kỳ hạn. Vì vậy, bạn nên cân nhắc lựa chọn đồng tiền gửi để có lãi suất tốt nhất
Để biết chi tiết lãi suất tiền gửi tiết kiệm VPBank từng thời điểm, bạn hãy truy cập ngay tại đây hoặc đến các phòng giao dịch VPBank gần nhất để được tư vấn cụ thể.
VPBank hỗ trợ cả 2 hình thức gửi tiết kiệm online và tại quầy. Quy trình thực hiện rất đơn giản
Gửi tiết kiệm tại quầy
Bước 1: Đặt lịch hẹn giao dịch tại https://bookingonline.vpbank.com.vn/
Bước 2: Mang tiền mặt và giấy tờ theo quy định trên đến ngân hàng VPBank.
Bước 3: Yêu cầu nhân viên ngân hàng hỗ trợ mở sổ tiết kiệm và làm theo hướng dẫn.
Bước 4: Nhận sổ tiết kiệm và kiểm tra các thông tin.
Gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch trong giờ hành chính nhanh chóng tại VPBank
Gửi tiết kiệm online
Bước 1: Đăng nhập app VPBank NEO
Chọn loại tài khoản TK muốn mở
Bước 2: Tại giao diện chính, chọn Tiền gửi, màn hình mở ra với thông tin các loại tiền gửi có kỳ hạn để chọn lựa phù hợp với tài khoản bạn đang sở hữu. Trường hợp này các tài khoản có thể mở bao gồm: Tiền gửi có kỳ hạn, Tiền gửi góp có kỳ hạn Easy Savings, Tiền gửi Phát Lộc Thịnh Vượng, Tiền gửi có kỳ hạn Prime Savings. Bạn hãy đọc thông tin kỹ và chọn tài khoản muốn mở bằng cách nhấn Mở ngay và chọn hình thức.
Bước 3: Chọn loại tiền tệ (VND, USD, EUR), kỳ hạn, tài khoản nguồn, hình thức tất toán, đọc điều khoản và điều kiện, nhấn tiếp tục.
Chọn các thông tin chi tiết cho tài khoản TK.
Bước 4: Nhập mã Smart OTP xác nhận và hoàn tất đăng ký
Có nên làm sổ tiết kiệm cho con?
Nếu gia đình bạn muốn chuẩn bị tốt hơn cho tương lai cho con như du học nhưng số tiền quá lớn. Bạn nên thu xếp lập sổ tiết kiệm như một khoản đầu tư chắp cánh ước mơ cho con. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Tiết kiệm gửi góp Easy Savings@Kids của VPBank.
Làm sổ tiết kiệm ngân hàng nào lãi cao?
Một số ngân hàng có lãi suất cao nhất thị trường mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn: VPBank, SCB, PVcomBank, NCB,... Chi tiết thông tin, bạn tham khảo tại: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất hiện nay?
Bạn có thể lựa chọn các ngân hàng có uy tín nhất trên thị trường hiện nay để gửi tiền: VPBank, VietinBank, Agribank, BIDV, Vietcombank,...
Làm sổ tiết kiệm cần những giấy tờ gì?
Để mở sổ tiết kiệm ngân hàng, bạn chỉ cần chuẩn bị giấy tờ cơ bản: CMND/ CCCD/ Hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Visa đối với người nước người. Chi tiết thông tin bạn hãy tham khảo nội dung bài viết trên.
Nên làm sổ tiết kiệm hay tiết kiệm online?
Hai hình thức này đều an toàn. Tuy nhiên, tùy thuộc nhu cầu và điều kiện mà bạn có thể lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm phù hợp:
Làm sổ tiết kiệm phù hợp với những người có điều kiện đi lại, chờ đợi tại phòng giao dịch.
Làm tài khoản tiết kiệm online phù hợp với những người có thiết bị hỗ trợ như smartphone, máy tính có kết nối mạng. Đặc biệt hiện nay, lãi suất tiết kiệm online đang cao hơn so hơn gửi tại quầy, bạn có thể cân nhắc.
Làm sổ tiết kiệm có mất phí không?
Không mất phí.
Có thể bạn quan tâm:
Những lợi ích của gửi tiết kiệm lãi kép bạn không nên bỏ qua
Nguyên nhân gửi tiết kiệm online bị mất tiền và cách bảo mật
5 Bí kíp tiết kiệm tiền hiệu quả nhất dành cho các cặp vợ chồng trẻ
VPBank vừa chia sẻ với bạn các thông tin liên quan đến làm sổ tiết kiệm. VPBank hy vọng bạn sẽ có sự chuẩn bị tài chính và kế hoạch đầu tư tốt nhất trong thời điểm hiện tại với các hình thức tiết kiệm này.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị nhận gửi tiền uy tín, lãi suất cạnh tranh nhất, VPBank là địa chỉ hàng đầu cho sự lựa chọn này. Để đăng ký mở sổ tiết kiệm VPBank, bạn hãy sử dụng app VPBank NEO, truy cập vpbank.com.vn hoặc đến phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng gần nhất để được hỗ trợ.
So sánh lãi suất vay giữa top các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất? Xu hướng lãi suất như thế nào?
So sánh lãi suất vay giữa top 10 các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức vay tín chấp dễ nhất? ngân hàng nào có mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất?