Lãi suất chiết khấu là gì? Công thức và các yếu tố ảnh hưởng

Lãi suất chiết khấu giúp xác định giá trị tài chính hiện tại trong tương lai. Tìm hiểu công thức và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi suất cho vay.

Trong lĩnh vực tài chính, lãi suất chiết khấu là một yếu tố then chốt giúp xác định giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai. Dù bạn là một nhà đầu tư hay một chuyên gia tài chính, hiểu rõ khái niệm này sẽ giúp mọi người đưa ra quyết định tài chính chính xác hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được bản chất và cách thức tính toán lãi suất chiết khấu. Vậy, đây là lãi suất gì? Cùng VPBank tìm hiểu chi tiết để có cái nhìn rõ ràng hơn về công cụ tài chính quan trọng này.

1. Lãi suất chiết khấu là gì?

Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ lãi suất do Ngân hàng Nhà nước (NHTW) quy định và được áp dụng khi các ngân hàng thương mại vay tiền từ NHTW để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn.

Thông tin cơ bản về lãi suất chiết khấu

Khi ngân hàng thương mại không đủ tiền dự trữ cho yêu cầu rút tiền của khách hàng, họ sẽ vay từ Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất mà nhà nước đưa ra sẽ giúp điều chỉnh lượng tiền lưu thông trên thị trường. Do đó, đây là công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ của nhà nước.  

2. Công thức tính lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu hiện nay sẽ được tính bằng các phương pháp sau:

2.1. Tính lãi suất chiết khấu dựa vào chi phí huy động vốn

Đây là tỷ lệ lợi nhuận mà người bỏ vốn mong muốn nhận được từ một dự án. Nói đơn giản, lãi suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn, tức là chi phí cơ hội của việc sử dụng tiền vào một dự án.

Ví dụ: Nếu bạn rút tiền từ tiết kiệm với lãi suất 5% để đầu tư thì lãi suất chiết khấu có thể là 5%.

2.2. Tính lãi suất chiết khấu dựa vào trung bình trọng số chi phí vốn

Trung bình trọng số chi phí vốn (WACC) là chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp và tính dựa trên hai nguồn vốn chính:

  • Vay thương mại: Chi phí của khoản vay là lãi suất vay (sau khi trừ thuế).

  • Vốn cổ đông: Chi phí vốn cổ phần là lợi nhuận mà cổ đông kỳ vọng nhận được.

Công thức tính lãi suất chiết khấu dựa vào chi phí vốn

Công thức tính WACC như sau: Lãi suất chiết khấu = (CPCV1 x LSCV1 + CPCV2 x LSCV2 + ... + CPCVn x LSCVn) / (LSCV1 + LSCV2 + ... + LSCVn)

Trong đó:

  •  CPCV: Là chi phí liên quan đến việc huy động nguồn vốn từ các kênh khác nhau, có thể xem là khoản chi trả để có được nguồn vốn đó, bao gồm cả lãi suất phải trả.

  • LSCV: Là tổng số vốn đã được huy động từ nguồn vốn tương ứng.

Xem thêm: Lãi suất vay mua xe ôtô ngân hàng nào thấp nhất? [10/2023]

3. Tác động của lãi suất chiết khấu đối với ngân hàng

Để hiểu rõ hơn về lãi suất chiết khấu thì bạn cần hiểu rõ tác động của nó đối với các ngân hàng như sau:

3.1. Đối với ngân hàng nhà nước

Có thể nói, tỷ lệ lãi suất này là công cụ quan trọng mà Ngân hàng Trung ương sử dụng để điều tiết cung tiền trên thị trường. Cụ thể:

  • Khi Ngân hàng nhà nước muốn tăng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, họ sẽ giảm lãi suất chiết khấu. Điều này khuyến khích các ngân hàng thương mại vay nhiều hơn và cho vay ra ngoài nền kinh tế.

  • Ngược lại, khi muốn giảm lượng cung tiền, Ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất chiết khấu, khiến các ngân hàng thương mại giảm cho vay.

Ảnh hưởng của lãi suất chiết khấu tới NHTW

Xem thêm: Vay tín chấp - Vay tiêu dùng dành cho khách hàng theo lương

3.2. Đối với ngân hàng thương mại

Lãi suất chiết khấu do Ngân hàng Trung ương quy định có ảnh hưởng lớn đến các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng luôn theo dõi sát sao mức lãi này vì nó là yếu tố quyết định trong các hoạt động tài chính của họ.

Chính vì vậy, mức lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt của ngân hàng. Ngân hàng sẽ căn cứ vào mức lãi này để quyết định xem có nên giảm hay tăng tỷ lệ tiền dự trữ như sau:

  • Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng sẽ giữ tỷ lệ dự trữ cao để tránh rủi ro khi khách hàng rút tiền. Điều này giúp đảm bảo an toàn tài chính.

  • Nếu lãi suất chiết khấu thấp hoặc bằng lãi suất thị trường, ngân hàng có thể cho vay nhiều hơn và chỉ cần giữ tỷ lệ dự trữ tối thiểu. Nếu thiếu tiền mặt, ngân hàng có thể vay từ Ngân hàng Nhà nước với mức lãi suất chiết khấu không gây rủi ro lớn.

Xem thêm: Quy trình thu hồi nợ của VPBank. Có hay không việc thuê giang hồ đòi nợ?

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu không chỉ bị ảnh hưởng bởi các quyết định của Ngân hàng Nhà nước mà còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác trong nền kinh tế. Dưới đây là các yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến mức lãi suất này như sau:

4.1. Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát là khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng, đồng tiền mất giá theo thời gian. Lạm phát tác động xấu đến nền kinh tế và có ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất chiết khấu.

  • Khi nền kinh tế gặp suy thoái, Ngân hàng Nhà nước có thể giảm lãi suất để khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn, giúp thúc đẩy tăng trưởng.

  • Khi lạm phát cao, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất để hạn chế số tiền lưu thông và kiểm soát giá cả. Vậy nên, khi lạm phát tăng, lãi suất cũng thường sẽ tăng theo.

4.2. Cung cầu tiền tệ trên thị trường

Cung tiền là tổng lượng tiền đang lưu hành, trong khi cầu tiền là nhu cầu sử dụng tiền của các cá nhân, tổ chức. Khi cung tiền vượt cầu, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất chiết khấu để giảm lượng tiền lưu thông và kiểm soát lạm phát. Nếu cung tiền quá nhiều và cầu thấp, NHTW sẽ điều chỉnh lãi suất để ổn định thị trường.

Cung cầu tiền tệ trên thị trường ảnh hưởng tới các khoản lãi suất

Xem thêm: Top 10 ngân hàng thương mại uy tín, tốt nhất Việt Nam 2023 | VPBank

4.3. Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước

Các chính sách tiền tệ của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu vì NHTW là cơ quan điều hành chính sách này. Khi Chính phủ muốn làm nóng nền kinh tế, lãi suất có thể được giảm để kích thích đầu tư và tiêu dùng. Nếu cần kiểm soát lạm phát hoặc giảm nhu cầu vay vốn, lãi suất có thể được tăng lên.

4.4. Tình hình kinh tế chung

Tình hình kinh tế toàn cầu và trong nước cũng tác động mạnh mẽ đến lãi suất chiết khấu. Nếu nền kinh tế quốc gia đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu vay mượn có thể tăng cao, đẩy Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất để tránh lạm phát quá mức. Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế suy thoái, họ sẽ hạ lãi suất để kích thích nền kinh tế và hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình vay vốn dễ dàng hơn.

Có thể bạn quan tâm: 

Nhìn chung, lãi suất chiết khấu là công cụ quan trọng giúp mọi người có thể định giá các dự án đầu tư và đưa ra quyết định tài chính hợp lý. Hy vọng bài viết này, VPBank đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lãi suất và cách áp dụng nó vào thực tế. Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng ngần ngại truy cập website www.vpbank.com.vn hoặc gọi hotline 1900.54.54.15 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời
Đăng ký ngay