Tiết kiệm là gì? Tại sao chúng ta cần phải sống tiết kiệm?

Tiết kiệm là một khoản cần thiết đối với mỗi cá nhân, gia đình, doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện quá mức hành động này lại không được ủng hộ. Vậy thực chất tiết kiệm là gì? Thế nào là tiết kiệm đúng cách và hiệu quả nhất? Hãy cùng các chuyên gia tài chính VPBank tìm lời giải đáp đúng đắn nhất qua các nội dung sau!


1. Tiết kiệm là gì?

1.1. Theo định nghĩa trong hệ thống giáo dục 

Tiết kiệm là khả năng sử dụng cẩn thận và hợp lý các tài sản vật chất, thời gian và năng lượng của bản thân và người khác. Ngược lại, tiêu cực của tiết kiệm là xa hoa, lãng phí, keo kiệt, và hà tiện, mà nếu vấn đề này không được giải quyết, sẽ dẫn đến cuộc sống thiếu thốn và khó khăn, khiến con người phải đối mặt với những thử thách đáng kể.


1.2. Theo định nghĩa của pháp luật 

Căn cứ vào Điều 3 của Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí năm 2013, tiết kiệm được định nghĩa là việc giảm bớt sự lãng phí khi sử dụng các nguồn lực như vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên, nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra. Đối với việc quản lý và sử dụng các nguồn lực của nhà nước, bao gồm ngân sách, vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên trong các lĩnh vực đã được định mức, tiêu chuẩn và chế độ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tiết kiệm có nghĩa là sử dụng nguồn lực ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn và chế độ đã quy định, nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn và chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.


1.3. Theo định nghĩa trong kinh tế 

Tiết kiệm là hành động bớt lại một phần thu nhập tạm thời chưa sử dụng để sử dụng cho các mục đích trong tương lai. Trong doanh nghiệp, đây là hành động giúp giảm bớt các hao phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh: máy móc, thời gian lao động, tài sản, tiền vốn, sức lao động và những tài nguyên khác để đạt được mục tiêu đặt ra.

Để tiết kiệm, bạn có thể tự giữ số tiền đó hoặc nhờ người khác giữ hộ: người thân, ngân hàng, tổ chức tài chính,... Đặc biệt, tiền gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức tiết kiệm trong đó ngân hàng thực hiện nhiệm vụ giữ tiền của người gửi có nhu cầu và thực hiện trả lãi theo thỏa thuận.


Tiết kiệm là hành động bớt lại một phần thu nhập để sử dụng cho các mục đích khác trong tương lai.


2. Tại sao cần tiết kiệm tiền, ý nghĩa của việc tiết kiệm là gì?

Dù bạn có thu nhập nhiều hay ít, các khoản tiết kiệm vẫn vô cùng cần thiết. Trong thực tế, mỗi người có mục đích riêng khi tiết kiệm nhưng chủ yếu bởi những nguyên nhân sau:

  • Phòng ngừa rủi ro hoặc các khoản chi tiêu lớn đột xuất: Một số tình huống không nằm trong dự tính có thể phát sinh bất cứ lúc nào. Nếu bạn không chuẩn bị trước, cuộc sống có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này, trong nhiều trường hợp, các khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng.

  • Cải thiện cuộc sống: Yêu cầu chất lượng cuộc sống ngày càng cao đi liền với giá trị vật chất ngày càng nhiều. Khoản tiền tiết kiệm có thể giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống, mua sắm đồ đạc có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu với lựa chọn phong phú hơn.

  • Sử dụng khi nghỉ hưu: Không ai muốn khi nghỉ hưu còn phải dựa dẫm vào sự hỗ trợ tài chính của người khác. Nếu bạn cũng có suy nghĩ này thì một khoản tiết kiệm nên được tính đến ngay hôm nay và thực hiện nghiêm chỉnh.

  • Thư giãn: Sau những giờ làm việc căng thẳng, bạn chắc chắn mong muốn có những giây phút thoải mái nhất: du lịch, đến các địa điểm vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng,... Với những kế hoạch cần chi tiêu lớn, bạn hãy sử dụng khoản tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

  • Hạn chế các khoản nợ: Một số người có khả năng thực hiện các kế hoạch tài chính không tốt. Lúc này, các khoản nợ có thể phát sinh nếu không đủ khả năng chi trả và mất khả năng thanh toán nếu không có các khoản tiết kiệm để dự phòng rủi ro.


Tiết kiệm giúp bạn có cuộc sống tốt đẹp hơn


Các khoản tiền tiết kiệm không phải là chìa khóa “vạn năng” trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, đây lại là một chiếc phao cứu sinh trong đa số các trường hợp trong cuộc sống. Hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc “Tiết kiệm là gì và tại sao lại cần gửi tiết kiệm”


3. Kinh nghiệm tiết kiệm tiền mỗi ngày hiệu quả nhất

Thế nào là tiết kiệm đúng? Tiết kiệm cần thiết nhưng tiết kiệm quá mức dẫn tới cuộc sống không thoải mái. Chính vì vậy, các chuyên gia tài chính VPBank khuyên bạn nên tuân thủ những gợi ý sau đây để tiết kiệm đúng cách, đảm bảo cuộc sống:

  • Ghi chép lại thu nhập và chi tiêu: Bạn hãy ghi lại các khoản thu nhập và khoản đã chi để đảm bảo chi tiêu đúng và tiết kiệm phù hợp. Ngoài ra, bản ghi chép này còn là cơ sở để bạn có dự tính chi tiêu phù hợp hơn, đưa ra kế hoạch nâng cao thu nhập, đáp ứng nhu cầu cá nhân tốt hơn.

  • Đặt mục tiêu và kế hoạch tiết kiệm: Bạn cần đặt ra mục tiêu rõ ràng cho khoản tiết kiệm: cho ai (bản thân, con cái, gia đình, vợ, chồng,..), làm gì (mua sắm đồ dùng, du học, làm đẹp, xây nhà, chữa bệnh, mua xe,...), bao lâu (6 tháng, 1 năm, 2 năm,...), như thế nào (tiền lương, bán hàng online,...),... Sau đó, bạn hãy kiên trì theo thực hiện theo kế hoạch và mục tiêu này.

  • Áp dụng quy tắc 50-20-30: Tỷ lệ này nghĩa là 50% thu nhập cho các khoản chi tiêu cần thiết, 20% thu nhập cho các mục tiêu tài chính (tiết kiệm, trả nợ, dự phòng) và phần thu nhập còn lại 30% dành cho các khoản chi tiêu cá nhân. Bạn nên đảm bảo các nhu cầu theo thứ tự chi tiêu thu nhập như trên để đảm bảo an toàn tài chính.


Quy tắc 50/20/30 giúp sử dụng thu nhập thoải mái hơn.


  • Săn hàng giảm giá: Để giảm thiểu chi phí mua sắm, bạn có thể mua hàng giảm giá. Vào các ngày đặc biệt trong tháng, trong năm, bạn có thể săn voucher và mua các mặt hàng với giá tốt tại các sàn thương mại điện tử, cửa hàng, siêu thị,... Ngoài ra, nhiều nơi đang áp dụng chính sách ưu đãi cho khách hàng chi tiêu bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,..., bạn hãy tìm hiểu và tận dụng các khuyến mại này.

  • Tìm kiếm kênh đầu tư an toàn và sinh lời tốt nhất: Thời điểm hiện tại có khá nhiều kênh đầu tư để lựa chọn: chứng khoán, forex, tiền ảo, bất động sản, vàng, gửi tiết kiệm,... trong đó gửi tiết kiệm ngân hàng được đánh giá là kênh đầu tư an toàn và ổn định nhất qua các thời kỳ. Bạn nên cân nhắc kênh này, đặc biệt trong thời điểm hiện nay.

  • Tham gia bảo hiểm nhân thọ: Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ giúp bạn hạn chế các rủi ro không đáng có phát sinh trong cuộc sống. Vì thế, dù không có tỷ lệ sinh lời cao nhưng bạn nên tham gia. Trước đó, bạn hãy tìm hiểu kỹ lưỡng để có lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

  • Cất tiền ở nhiều nơi: Bạn có thể chia khoản tiền tiết kiệm được thành nhiều khoản nhỏ và để ở nhiều nơi để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro và tăng khả năng sinh lời. Bạn có thể giữ tiền này theo các cách sau: giữ trong két để phòng việc đột xuất, gửi ngân hàng, mua trái phiếu, mua vàng,... để đảm bảo sinh lời tốt hơn.


4. Những lỗi chúng ta thường mắc phải khi thực hành sống tiết kiệm

Khi thực hành sống tiết kiệm, chúng ta có thể mắc phải một số lỗi thường gặp sau:

  • Không lập kế hoạch: Nếu bạn không lập kế hoạch tiết kiệm, bạn sẽ khó lòng đạt được mục tiêu của mình. Hãy lên kế hoạch và đặt mục tiêu tiết kiệm một cách cụ thể.

  • Không theo dõi chi tiêu: Nếu bạn không theo dõi chi tiêu của mình, bạn sẽ khó lòng biết mình đang tiêu bao nhiêu và có thể đưa ra các quyết định sai lầm. Hãy sử dụng một ứng dụng quản lý chi tiêu để giúp bạn theo dõi chi tiêu hàng ngày.

  • Không đầu tư tiền: Tiết kiệm chỉ là một phần trong việc quản lý tài chính của bạn. Để đạt được mục tiêu của mình, bạn cần đầu tư tiền của mình một cách thông minh. Hãy tìm hiểu về các cách đầu tư tiền tốt nhất cho bạn.

  • Tiêu quá mức so với thu nhập: Nếu bạn chi tiêu quá mức so với thu nhập của mình, bạn sẽ rơi vào tình trạng nợ nần và không thể đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình. Hãy cân nhắc trước khi chi tiêu và đảm bảo rằng bạn không chi tiêu quá mức.


5. Những câu hỏi thường gặp khi tiết kiệm

Ngoài các kinh nghiệm trên, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau:


5.1. Nên đầu tư vàng hay gửi tiết kiệm?

Vàng và gửi tiết kiệm đều được nhiều người đánh giá là kênh đầu tư an toàn. Trước hết, vàng có xu hướng tăng giá và ổn định trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, biến động về giá liên tục đòi hỏi bạn cần có khả năng đánh giá và lựa chọn thời điểm mua - bán tốt nhất. Bên cạnh đó, để đầu tư vào vàng bạn cần có số vốn không nhỏ.

Còn gửi tiết kiệm thì lãi suất gửi tiết kiệm thường ổn định hơn, yêu cầu số tiền không lớn, bạn nên cân nhắc lựa chọn các ngân hàng uy tín, an toàn để gửi tiền. Nếu chưa có nhiều tiền tiết kiệm; không am hiểu về đầu tư hoặc chưa chắc chắn về biến động thị trường, gửi tiết kiệm sẽ đảm bảo số tiền nhận được tốt hơn.


Gửi tiết kiệm và vàng đều là 2 kênh đầu tư đáng cân nhắc.


5.2. Nên để tiền trong thẻ hay gửi tiết kiệm?

Thẻ ATM thường liên kết với tài khoản thanh toán nên lãi suất rất thấp, thường dưới 1%/năm nhưng khoản tiền này đáp ứng nhu cầu lưu động thanh toán nhanh chóng. Còn khoản gửi tiết kiệm lãi suất cao hơn nhưng cần tuân thủ thời gian gửi tiền đã chọn. Vì vậy, nếu bạn đã có kế hoạch sử dụng tiền cụ thể, bạn hãy cân nhắc lựa chọn kỳ hạn và sản phẩm tiết kiệm phù hợp. Còn nếu bạn muốn chi tiêu thanh toán linh hoạt hơn, để tiền trong thẻ sẽ thuận tiện hơn.


5.3. Có nên dùng ứng dụng gửi tiền tiết kiệm?

Có. Bạn nên sử dụng các app gửi tiết kiệm ngân hàng bởi tính bảo mật được đánh giá cao hơn, các ngân hàng đầu tư nhiều hơn vào hệ thống công nghệ và bảo mật. Lúc này, bạn nên lưu ý bảo mật thông tin đăng nhập, mật khẩu giao dịch,... để đảm bảo an toàn tài khoản tốt hơn.


Nên chọn app ngân hàng an toàn, uy tín để gửi tiền tiết kiệm.


Có thể bạn quan tâm


VPBank vừa chia sẻ với bạn về tiết kiệm là gì, kinh nghiệm gửi tiết kiệm và các vấn đề liên quan. Hy vọng bạn đã nhận được các thông tin cần thiết và lựa chọn được ngân hàng gửi tiền cho khoản tiết kiệm của mình. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về các sản phẩm tiết kiệm tốt nhất, lãi suất cạnh tranh nhất của VPBank, bạn hãy truy cập ngay https://www.vpbank.com.vn/ca-nhan/tiet-kiem hoặc liên hệ 1900.54.54.15 nhé.


Đăng ký ngay
VPBank NEO

Có thể bạn quan tâm