Thanh khoản là gì? Ý nghĩa và cách tính thanh khoản nhanh

Tìm hiểu thanh khoản là gì?, ý nghĩa quan trọng và cách tính thanh khoản trong đầu tư để đưa ra quyết định tài chính chính xác và hiệu quả.

Trong ngành tài chính và đầu tư, một khái niệm không thể thiếu và luôn được nhắc đến là "thanh khoản". Thanh khoản không chỉ giúp các nhà đầu tư đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà còn phản ánh mức độ ổn định của một thị trường. Vậy thì thanh khoản là gì, ý nghĩa của nó trong đầu tư ra sao và làm thế nào để tính toán được thanh khoản? Hãy cùng VPBank tìm hiểu kiến thức chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản (liquidity) là khả năng chuyển đổi một tài sản thành tiền mặt nhanh chóng mà không làm thay đổi giá trị của nó. Nói đơn giản, đó là mức độ dễ dàng trong việc bán hoặc chuyển đổi tài sản thành tiền. Do đó, khả năng thanh khoản rất quan trọng đối với các tổ chức tín dụng khi họ đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Hiểu rõ khái niệm tính thanh quản là gì

Ví dụ: Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì nó có thể sử dụng ngay để mua bán bất kỳ hàng hóa nào. Trong khi đó, các tài sản như máy móc, bất động sản, hay nhà máy có tính thanh khoản thấp hơn, vì để bán được những tài sản này, bạn cần thời gian để tìm người mua phù hợp.

Xem thêm: Nợ ngắn hạn là gì? Hướng dẫn cách xem và tính nợ ngắn hạn


2. Phân loại tài sản theo tính thanh khoản

Sau khi hiểu tính thanh khoản là gì? thì dưới đây VPBank sẽ cung cấp thêm các loại tài sản được tính theo thanh khoản như sau:

  • Tiền mặt: Là tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì có thể sử dụng ngay lập tức và lưu thông liên tục trong nền kinh tế.

  • Các khoản đầu tư ngắn hạn như cổ phiếu, chứng khoán, tiền điện tử. Đây là những tài sản có tính thanh khoản cao thứ hai vì chúng có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian ngắn nên mang lại sự linh hoạt cho nhà đầu tư.

  • Các khoản phải thu: Nghĩa là các khoản nợ ngắn hạn cần được thu hồi. Tính thanh khoản của chúng thay đổi tùy theo thời gian thanh toán, đôi khi kéo dài đến vài năm.

  • Ứng trước ngắn hạn: Đây là các khoản ứng trước trong các ngành nghề khác nhau. Tính thanh khoản của chúng cao hơn hàng tồn kho, vì có thể được thu hồi nhanh hơn.

  • Hàng tồn kho: Là tài sản được đánh giá là có tính thanh khoản thấp nhất. Để chuyển đổi thành tiền, hàng tồn kho phải qua nhiều bước khác nhau như kiểm kê, vận chuyển, và phân phối.

Phân loại tài sản cụ thể theo tính thanh khoản

Xem thêm: Vay thế chấp sổ tiết kiệm là gì? Quy trình và thủ tục cụ thể

3. Tính thanh khoản có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư?

Để biết được trong đầu tư, ý nghĩa của tính thanh khoản là gì? thì bạn sẽ cần dựa vào những yếu tố sau:

3.1. Đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, tính thanh khoản giúp họ hiểu rõ tình hình tài chính và khả năng thanh toán của mình. Từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý vấn đề tài chính nếu có. Nó cũng giúp doanh nghiệp nhận diện các rủi ro tiềm ẩn và chủ động giảm thiểu chúng, đồng thời đảm bảo trả nợ đúng hạn để duy trì niềm tin từ nhà đầu tư và đối tác. 

Tính thanh khoản còn giúp lãnh đạo doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược quản lý tài chính, tối ưu hóa dòng tiền và tăng cường sự linh hoạt tài chính. Tiếp theo là phát triển khi có cơ hội hoặc tiết kiệm khi gặp khó khăn.

Ý nghĩa của tính thanh khoản đối với doanh nghiệp

3.2. Đối với ngân hàng, chủ nợ và nhà đầu tư

Đối với các ngân hàng, chủ nợ và nhà đầu tư, việc đánh giá tính thanh khoản giúp họ nhận diện rủi ro liên quan đến khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp trong tương lai, từ đó quyết định xem có nên cho vay hay đầu tư hay không. 

Nếu doanh nghiệp có nợ, ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp thanh lý tài sản để trả nợ. Trong trường hợp này, ngân hàng có thể hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn thông qua hình thức thế chấp tài sản để duy trì hoạt động và trả nợ.

Ý nghĩa của tính thanh khoản đối với ngân hàng

Xem thêm: Lịch sử tín dụng là gì? 3 cách kiểm tra nhanh, dễ dàng nhất

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản ngân hàng

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trong đầu tư, bao gồm:

  • Tiền gửi của khách hàng: Là nguồn cung cấp thanh khoản chủ yếu cho ngân hàng, giúp duy trì hoạt động ổn định và đảm bảo khả năng thanh toán nhanh chóng khi cần thiết. Ngân hàng có thể sử dụng tiền gửi này để đầu tư vào các tài sản khác hoặc cho vay nhằm tạo ra lợi nhuận.

  • Vay vốn từ ngân hàng trung ương: Ngân hàng có thể vay vốn từ ngân hàng trung ương để tăng cường tính thanh khoản. Tuy nhiên, việc này có thể ảnh hưởng đến chỉ số tài chính của ngân hàng, vì đây là một khoản nợ phải trả.

  • Vay vốn từ ngân hàng khác: Khi cần tăng tính thanh khoản, ngân hàng có thể vay vốn từ các ngân hàng khác. Tuy nhiên, đây là giải pháp có thể kéo theo chi phí lãi suất và tăng thêm nợ.

  • Bán các khoản tài sản khác: Ngân hàng cũng có thể phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để huy động vốn và cải thiện tính thanh khoản. Tuy nhiên, giải pháp này có thể khiến ngân hàng phải chia sẻ lợi nhuận và trả lãi suất cho nhà đầu tư.

Vay vốn từ ngân hàng để đảm bảo tính thanh khoản

5. Công thức tính thanh khoản nhanh và dễ hiểu

Sau khi hiểu thanh khoản là gì? và muốn biết cách tính mức độ thanh quản của doanh nghiệp thì bạn nên tham khảo các thông tin dưới đây. Hiện nay, có nhiều công thức tính thanh khoản để đánh giá khả năng tài chính, cụ thể:

5.1. Tính thanh khoản hiện thời

Đây là khả năng thanh toán nợ đến hạn được đo bằng hệ số thanh toán vốn lưu động.

Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Trong đó:

  • Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời nhỏ hơn 1, doanh nghiệp có khả năng trả nợ yếu, đang gặp khó khăn và có nguy cơ phá sản.

  • Trường hợp tỷ số thanh khoản hiện thời lớn hơn 1, doanh nghiệp có khả năng trả nợ đúng hạn.

5.2. Tính thanh khoản nhanh

Đây là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp mà không cần phải xử lý hàng tồn kho.

Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn

= Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Trong đó:

  • Nếu tỷ số thanh khoản nhanh dưới 0,5, điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp rất hạn chế. Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động và đối mặt với các vấn đề tài chính nếu không cải thiện tình hình thanh khoản.

  • Nếu tỷ số thanh khoản nhanh nằm trong khoảng từ 0,5 – 1, doanh nghiệp có tính thanh khoản cao và khả năng thanh toán tốt.

5.3. Tỷ số khả năng thanh toán tức thời

Đây là tỷ số thanh toán bằng tiền mặt, đo lường khả năng trả nợ ngay lập tức của doanh nghiệp.

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn

Lưu ý: Vốn bằng tiền bao gồm các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán ngắn hạn và các tài sản tài chính khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.

Tiền là tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất

Có thể bạn quan tâm:

Nhìn chung, hiểu rõ về thanh khoản là gì? và cách tính toán chính xác sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra những quyết định sáng suốt hơn để tối ưu hóa lợi nhuận. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm bắt được những kiến thức cơ bản về thanh khoản trong đầu tư. Để tìm hiểu thêm thông tin và được tư vấn chi tiết về các giải pháp tài chính, hãy truy cập ngay www.vpbank.com.vn hoặc liên hệ hotline 1900.54.54.15 để nhận hỗ trợ từ chuyên gia VPBank.


Đăng ký ngay