Bỏ túi những lưu ý khi chuyển tiền vào tài khoản công ty. Tìm hiểu những chú ý quan trọng để tránh rủi ro và đảm bảo giao dịch an toàn, chính xác.
Chuyển tiền vào tài khoản công ty là một giao dịch phổ biến trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và an toàn, bạn cần nắm rõ những lỗi thường gặp. Do đó, dưới đây VPBank sẽ cung cấp những lưu ý khi chuyển tiền vào tài khoản công ty, các quy định, thủ tục và các điều cần tránh khi thực hiện giao dịch này.
Tài khoản ngân hàng công ty cũng giống như tài khoản cá nhân, là tài khoản mở tại ngân hàng thương mại để phục vụ cho các giao dịch của doanh nghiệp. Ví dụ như đóng thuế, thanh toán lương nhân viên, thanh toán các hóa đơn như điện, nước, wifi, mặt bằng,hoặc thực hiện các giao dịch rút, nhận và gửi tiền.
Tìm hiểu tài khoản ngân hàng công ty là gì
Theo Khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN, các đối tượng có quyền mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp bao gồm các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, cụ thể là:
Các tổ chức có tư cách pháp nhân (như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,…)
Doanh nghiệp tư nhân
Hộ kinh doanh
Các tổ chức khác được phép mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài theo quy định pháp luật.
Hiện nay đa phần các công ty cần mở tài khoản ngân hàng cho công ty của mình là bởi những lý do sau:
Khi có tài khoản ngân hàng doanh nghiệp, công ty có thể thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán lương cho nhân viên, đóng thuế, thanh toán hóa đơn hay nhận tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng. Điều này giúp công ty tiết kiệm thời gian và đảm bảo các giao dịch luôn được thực hiện một cách chính xác và minh bạch.
Thực hiện giao dịch tiện lợi, nhanh lẹ
Hơn nữa, mở tài khoản ngân hàng cho công ty giúp tách biệt rõ ràng giữa tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp, tránh nhầm lẫn và rủi ro pháp lý. Khi đó, quý doanh nghiệp có thể theo dõi các giao dịch tài chính một cách dễ dàng và chính xác, từ đó giúp kiểm soát dòng tiền tốt hơn.
Một lợi ích lớn khi mở tài khoản ngân hàng cho công ty là doanh nghiệp có thể được hưởng các chính sách khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Khi sử dụng tài khoản ngân hàng giúp công ty dễ dàng quản lý các khoản thu chi, đảm bảo tuân thủ nghĩa vụ thuế và tránh các rủi ro về pháp lý.
Khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giúp giảm số tiền thuế phải nộp của công ty. Qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tái đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để được hưởng khấu trừ thuế, doanh nghiệp cần đảm bảo việc hạch toán đầy đủ các khoản chi phí hợp lý, chứng từ, hóa đơn hợp lệ và thực hiện nghĩa vụ thuế đúng quy định.
Xem thêm: Top 10 các ngân hàng mở tài khoản online miễn phí tốt nhất
Mở tài khoản ngân hàng còn giúp doanh nghiệp đủ điều kiện hưởng khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT). Khi thanh toán qua tài khoản này, các giao dịch sẽ rõ ràng, minh bạch để doanh nghiệp dễ dàng chứng minh các khoản chi tiêu hợp lệ và được hưởng các ưu đãi về thuế.
Doanh nghiệp có quyền hưởng khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) khi thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thuế GTGT đầu vào. Để được hưởng khấu trừ thuế GTGT, công ty cần có hóa đơn GTGT hợp lệ, ghi nhận đúng và đầy đủ các giao dịch mua vào, bán ra cũng như thực hiện nghĩa vụ khai báo thuế đúng thời gian quy định. Điều này giúp giảm thiểu chi phí thuế và đảm bảo doanh nghiệp được hưởng mức thuế phù hợp với quy định của pháp luật.
Được khấu trừ và hoàn thuế đầy đủ
Sau đây là một số lưu ý khi chuyển tiền vào tài khoản công ty mà mọi người cần phải nắm được rõ ràng như sau:
Khi xác định rõ mục đích chuyển tiền, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc hạch toán kế toán và đáp ứng yêu cầu báo cáo thuế. Các mục đích chuyển tiền phổ biến thường bao gồm góp vốn, thanh toán cho hàng hóa hoặc thanh toán dịch vụ.
Đặc biệt, đối với các giao dịch thanh toán hàng hóa có giá trị trên 20 triệu đồng, công ty cần lưu ý lựa chọn phương thức chuyển tiền phù hợp với quy định của pháp luật thuế. Cụ thể, theo Điều 15 của Thông tư 219/2013/TT-BTC và sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC, các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Nếu doanh nghiệp mua hàng và chuyển tiền qua tài khoản của mình từ bên mua sang tài khoản của bên bán, chi phí này sẽ được xem là hợp lý. Trường hợp này được coi là hợp lệ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp và được khấu trừ thuế Giá trị gia tăng.
Nếu bên mua sử dụng tài khoản cá nhân để thanh toán, không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, thì không thể khấu trừ thuế GTGT.
Một lưu ý khi chuyển tiền vào tài khoản công ty cũng khá quan trọng là kiểm tra thông tin người nhận. Khi chuyển tiền vào tài khoản công ty, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ các thông tin của người nhận, bao gồm:
Tên tài khoản thụ hưởng (phải trùng với tên trên giấy đăng ký kinh doanh)
Số tài khoản thụ hưởng
Chi nhánh ngân hàng của bên nhận
Quá trình chuyển tiền từ tài khoản công ty này sang tài khoản công ty khác thường có ba bước:
Tạo lập
Xác nhận
Phê duyệt
Vì vậy, bộ phận thực hiện cần kiểm tra kỹ các thông tin để tránh sai sót trước khi xác nhận giao dịch. Nếu đối tác lâu năm thay đổi thông tin thanh toán, doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp qua các kênh như điện thoại, video call hoặc gặp mặt để xác thực lại thông tin trước khi thực hiện giao dịch, tránh rủi ro gian lận.
Kiểm tra thông tin, danh sách người nhận tiền
Xem thêm: Mở tài khoản doanh nghiệp EKYC 100% online
Mỗi ngân hàng có quy định riêng về hạn mức chuyển tiền, phí chuyển tiền trong hệ thống và phí chuyển tiền liên ngân hàng. Nắm vững các quy định này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền hiệu quả và đảm bảo các giao dịch được thực hiện đúng thời gian.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý đến thời gian cut-off (thời điểm ngân hàng ngừng giao dịch) và giờ làm việc tại các chi nhánh hoặc phòng giao dịch để đảm bảo giao dịch không bị chậm trễ. Nếu cần chuyển tiền khẩn cấp ngoài giờ làm việc, doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng dịch vụ chuyển tiền 24/7 để kịp thời thanh toán.
Để đảm bảo minh bạch và tuân thủ quy định kế toán, doanh nghiệp cần lưu ý khi chuyển tiền vào tài khoản công ty. Cụ thể là lưu trữ chứng từ chuyển tiền cho tất cả các giao dịch. Những chứng từ này sẽ làm căn cứ để hạch toán và lưu trữ theo quy định hiện hành. Việc lưu trữ chứng từ một cách khoa học sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tra cứu và đối chiếu khi cần, đồng thời thể hiện tính chuyên nghiệp trong công tác tài chính.
Theo Quyết định 11/2023/QĐ-TTg, từ ngày 1/12/2023, các giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo lên Ngân hàng Nhà nước. Thời gian báo cáo cụ thể là 1 ngày làm việc đối với dữ liệu điện tử và 2 ngày làm việc đối với văn bản giấy, tính từ thời điểm giao dịch xảy ra.
Xác thực giao dịch tại ngân hàng
Lưu ý: Quy định này chỉ áp dụng cho một số doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh theo Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền. Do đó, doanh nghiệp cần kiểm tra xem công ty mình có nằm trong danh sách phải báo cáo hay không.
Sau khi nắm rõ các lưu ý khi chuyển tiền vào tài khoản công ty, dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp những câu hỏi phổ biến như:
Khi tài khoản công ty chuyển tiền cho cá nhân, doanh nghiệp cần đảm bảo mục đích chuyển tiền rõ ràng và hợp pháp. Nếu việc chuyển tiền không đúng mục đích hoặc vi phạm các quy định về thuế thì công ty có thể bị xử phạt. Do đó, trước khi thực hiện, cần kiểm tra kỹ các quy định pháp luật và đảm bảo tất cả các giao dịch được ghi nhận và báo cáo đúng cách.
Hiện nay, nhiều ngân hàng hỗ trợ mở tài khoản công ty trực tuyến. Tuy nhiên, quá trình này có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp một số giấy tờ pháp lý và thông tin doanh nghiệp để xác minh. Mỗi ngân hàng có yêu cầu và quy trình khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần tham khảo và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết trước khi mở tài khoản online.
Mở tài khoản online nhanh chóng, tiện lợi
Sử dụng tài khoản công ty sai cách có thể dẫn đến vi phạm các quy định tài chính và thuế, gây rủi ro về mặt pháp lý cho doanh nghiệp. Nếu phát hiện sai sót, doanh nghiệp cần nhanh chóng khắc phục và điều chỉnh các giao dịch sai quy định. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên tham khảo ý kiến tư vấn từ chuyên gia tài chính hoặc luật sư để đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định và tránh các vấn đề phát sinh.
Để tạo sự thuận lợi và dễ dàng thanh toán, VPBank cũng cung cấp các tài khoản công ty cho khách hàng của mình. Với dịch vụ mở tài khoản doanh nghiệp VPBank EKYC 100% online, doanh nghiệp có thể thực hiện mở tài khoản ngân hàng nhanh chóng và tiện lợi mà không cần phải đến trực tiếp ngân hàng. Toàn bộ quy trình được thực hiện qua các bước trực tuyến, từ việc đăng ký đến xác thực thông tin, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Hướng dẫn nhanh cách mở tài khoản doanh nghiệp trên VPBank
Các bước thực hiện đăng ký VPBank đơn giản bao gồm:
Đăng ký trực tuyến: Doanh nghiệp cung cấp thông tin đăng ký qua hệ thống VPBank.
Xác thực qua EKYC: Hệ thống sẽ yêu cầu doanh nghiệp gửi các giấy tờ pháp lý và thực hiện xác thực khuôn mặt qua công nghệ nhận diện, đảm bảo an toàn và chính xác.
Hoàn tất mở tài khoản: Sau khi xác minh thông tin, tài khoản doanh nghiệp sẽ được mở và sẵn sàng sử dụng.
Với VPBank EKYC, doanh nghiệp có thể mở tài khoản mọi lúc, mọi nơi và truy cập các dịch vụ ngân hàng trực tuyến một cách nhanh chóng và bảo mật. Đặc biệt, có rất nhiều ưu đãi và chương trình hỗ trợ để phục vụ các công ty một cách tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Tóm lại, việc chuyển tiền vào tài khoản công ty không phải là một quy trình đơn giản, đòi hỏi sự chú ý đến nhiều yếu tố để đảm bảo sự chính xác và an toàn. Hãy luôn kiểm tra thông tin kỹ lưỡng, thực hiện theo đúng quy trình và lưu ý khi chuyển tiền vào tài khoản công ty như trên để tránh các vấn đề pháp lý liên quan. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ tài chính công ty và tránh các rủi ro không mong muốn.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ, doanh nghiệp có thể truy cập website www.vpbank.com.vn hoặc gọi hotline 1900.54.54.15 để được tư vấn chi tiết.
Ngành tài chính, ngân hàng đã và đang trong quá trình phát triển nhanh chóng. Cùng điểm qua top 10 ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong năm 2025.