Tìm hiểu lãi suất danh nghĩa là gì, cách phân biệt với lãi suất thực để hiểu rõ hơn về tài chính cá nhân và đầu tư. Thông tin hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu nhất!
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là hai khái niệm cơ bản trong tài chính nhưng có rất nhiều người thường hay nhầm lẫn. Do đó, hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng không chỉ giúp bạn đưa ra quyết định tài chính sáng suốt mà còn tăng cường khả năng quản lý đầu tư hiệu quả. Hãy cùng VPBank khám phá lãi suất trên danh nghĩa và cách phân biệt với lãi suất thực đơn giản, dễ hiểu.
Lãi suất danh nghĩa (tiếng Anh: Nominal Interest Rate), còn gọi là lãi suất cơ bản, lãi suất tỷ lệ, hoặc lãi suất trên giấy tờ. Đây là mức lãi suất được ghi trong hợp đồng, giấy tờ hoặc sổ tiết kiệm, nhưng không phản ánh tác động của lạm phát hay các khoản thuế. Đặc điểm của loại lãi suất này như sau:
Lãi suất danh nghĩa được ghi rõ trong các hợp đồng tài chính, sổ tiết kiệm hoặc các văn bản giao dịch.
Lãi suất này không phản ánh sự thay đổi sức mua của tiền tệ do tác động của lạm phát.
Đây là mức lãi suất cơ bản mà người vay hoặc người gửi nhận thức ngay từ đầu.
Ví dụ: Nếu bạn vay 100 triệu đồng từ ngân hàng với mức lãi suất 6%/năm, thì 6% chính là lãi suất danh nghĩa. Con số này cho thấy số tiền lãi bạn sẽ phải trả trên khoản vay gốc, nhưng chưa xét đến sự mất giá của tiền do lạm phát.
Khái niệm về lãi suất danh nghĩa
Để có thể nhanh chóng phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực, các bạn có thể dựa vào bảng sau:
Tiêu chí |
Lãi suất danh nghĩa |
Lãi suất thực |
Khái niệm |
Lãi suất công bố trên giấy tờ, hợp đồng hoặc sổ tiết kiệm. |
Lãi suất đã điều chỉnh theo tác động của lạm phát. |
Cách tính |
Chỉ dựa trên tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi và tiền gốc. |
Lãi suất thực = Lãi suất nghiên cứu - Tỷ lệ lạm phát |
Phản ánh giá trị thực |
Không phản ánh giá trị thực của tiền trong điều kiện lạm phát. |
Phản ánh giá trị thực của tiền, có tính đến mất giá do lạm phát. |
Tác động của lạm phát |
Không tính đến lạm phát, chỉ ghi nhận tỷ lệ lãi suất danh nghĩa. |
Đã tính đến tác động của lạm phát, giúp hiểu rõ sức mua thực tế. |
Thuế |
Không điều chỉnh cho các yếu tố như thuế hoặc chi phí khác. |
Có thể điều chỉnh thêm để phản ánh tác động thuế nếu cần. |
Mức độ sử dụng |
Được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng tài chính, sổ tiết kiệm. |
Quan trọng trong đánh giá hiệu quả tài chính và đầu tư thực tế. |
Ứng dụng thực tế |
Thích hợp khi chỉ cần biết lãi suất công bố. |
Thích hợp để đánh giá lợi nhuận thực hoặc chi phí vay sau lạm phát. |
Ví dụ minh họa |
Một khoản vay có lãi suất danh nghĩa 7%/năm. |
Nếu lạm phát là 4%/năm, lãi suất thực sẽ là 3%/năm. |
Phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
Xem thêm: Cách phân biệt lãi đơn và lãi kép đơn giản, hiệu quả
Để hiểu rõ hơn về hai loại lãi suất này, sau đây là công thức tính lãi suất danh nghĩa và thực cơ bản mà mọi người cần nắm được.
Lãi suất danh nghĩa là mức lãi suất mà tổ chức tín dụng thông báo trong quá trình giao dịch. Ví dụ, nếu bạn vay 100.000 USD từ ngân hàng với lãi suất 5%, thì 5% chính là lãi suất danh nghĩa.
Tuy nhiên, mức lãi suất này không tính đến tác động của lạm phát. Trong trường hợp khoản vay kéo dài qua nhiều năm, giá trị thực của tiền lãi nhận được có thể không tương xứng với kỳ vọng lợi nhuận. Điều này khiến lãi suất danh nghĩa không phản ánh chính xác hiệu quả tài chính thực tế từ khoản tiền vay hoặc cho vay ban đầu.
Công thức tính lãi suất chung
Lãi suất thực được xác định bằng cách lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát. |
Bên cạnh đó, lãi suất thực còn được tính bằng công thức như:
(1 + r)(1 + i) = (1 + R)
hoặc
r = [(1 + R) / (1 + i)] - 1
Trong đó:
r: Lãi suất thực tế
i: Tỷ lệ lạm phát
R: Lãi suất danh nghĩa
Tính toán công thức tính lãi suất thực
Xem thêm: Lãi kép là gì? Tìm hiểu công thức tính lãi kép chính xác nhất
Lãi suất thực có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với lãi suất danh nghĩa khi xét đến yếu tố lạm phát. Cụ thể, khi lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa càng cao thì lãi suất thực tế càng giảm và ngược lại như sau:
Khi lạm phát tăng, lãi suất thực sẽ giảm nếu lãi suất danh nghĩa không thay đổi.
Ngược lại, nếu lạm phát giảm, lãi suất thực tăng, giúp giá trị thực tế của tiền được bảo toàn tốt hơn.
Tuy nhiên, vì tỷ lệ lạm phát dự kiến và lạm phát thực tế thường không hoàn toàn trùng khớp, việc xác định chính xác lãi suất thực trước khi xảy ra lạm phát là rất khó. Do đó, các ngân hàng và tổ chức tài chính thường dựa vào tỷ lệ lạm phát dự kiến cùng lợi nhuận kỳ vọng để tính toán và đưa ra mức lãi suất trên danh nghĩa cho các hợp đồng tài chính.
Hiện nay, các ngân hàng và tổ chức tài chính thường dựa vào tỷ lệ lạm phát dự kiến để xác định mức lãi suất danh nghĩa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng. Thế nhưng, nếu lạm phát thực tế khác so với dự kiến, lãi suất thực sẽ thay đổi, từ đó gây ảnh hưởng đến giá trị thực của các khoản vay hoặc tiết kiệm.
Phân tích mối quan hệ của lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
Như vậy, hiểu rõ về lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là một bước quan trọng giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý tài chính và đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt. Sự khác biệt giữa hai loại lãi suất này có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị thực tế của khoản tiền mà mọi người vay hoặc đầu tư. Vì vậy, trang bị cho mình kiến thức tài chính vững chắc mà VPBank chia sẻ trên là cách tốt nhất để đảm bảo lợi ích lâu dài.
Có thể bạn quan tâm:
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần thêm thông tin chi tiết về các loại hình tài chính phù hợp, hãy truy cập www.vpbank.com.vn để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích. Ngoài ra, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn qua hotline 1900.54.54.15. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhân viên hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Ngành tài chính, ngân hàng đã và đang trong quá trình phát triển nhanh chóng. Cùng điểm qua top 10 ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong năm 2025.