Năng lực quản lý của nhà lãnh đạo là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng thịnh của một doanh nghiệp.
Có rất nhiều yếu tố cần thiết để một doanh nghiệp phát triển lớn mạnh và bền vững như văn hóa doanh nghiệp, sự đổi mới, sự sáng tạo, hệ thống quản trị hiện đại, áp dụng các công nghệ tiên tiến...Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng không kém ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng thịnh của một doanh nghiệp, đó chính là năng lực quản lý của nhà lãnh đạo. Vậy các nhà lãnh đạo cần trang bị những kỹ năng gì để giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây:
1. Kỹ năng hoạch định chiến lược
Là người quản lý không thể không có kỹ năng hoạch định chiến lược. Bởi lẽ, tương lai của doanh nghiệp nằm trong tay họ. Họ phải là người đưa ra chiến lược, phương hướng phát triển của cả doanh nghiệp trong cả tương lai gần và tương lai xa. Một người quản lý doanh nghiệp, dù chỉ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu không có kỹ năng hoạch định chiến lược sẽ khó có thể lèo lái con thuyền của mình bước đi bền vững và đi xa hơn.
2. Kỹ năng phân chia công việc
Một doanh nghiệp để phát triển toàn diện cần có sự kết hợp, hỗ trợ từ nhiều bộ phận, từ nhiều cá nhân khác nhau. Chính vì vậy, việc phân chia công việc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn có thể hoạch định chiến lược rất tốt, nhưng người thực thi kế hoạch đó thì lại không chỉ có mỗi mình bạn. Có cả một đội ngũ phía sau mà bạn cần phải ủy thác, giao phó để họ có thể làm tốt được công việc của mình. Để có thể thực hiện tốt công việc này, bạn cần phải hiểu được cá tính, đặc trưng công việc và thế mạnh của từng người. Khi đó, bạn mới có thể giao phó công việc một cách khoa học, phù hợp.
3. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần có đối với mọi người. Tuy nhiên đối với người quản lý, đây là kỹ năng vô cùng quan trọng. Quản lý doanh nghiệp không chỉ gặp gỡ, giao tiếp với đối tác, mà còn đối với nhân viên, với khách hàng,… Nếu không có kỹ năng giao tiếp, doanh nghiệp sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội tốt để phát triển. Khả năng giao tiếp tốt của người quản lý sẽ tạo hình ảnh đẹp và chuyên nghiệp của doanh nghiệp đối với khách hàng. Bên cạnh đó, giao tiếp tốt cũng là cách để tạo nên không khí làm việc hiệu quả cho cả doanh nghiệp.
4. Kỹ năng lãnh đạo
Dù thế nào đi chăng nữa, kỹ năng lãnh đạo là điều không thể thiếu đối với một người quản lý. Một thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp, cách ứng xử khiến cho mọi người cảm thấy kính trọng và thoải mái, nghiêm túc, xử lý vấn đề nhanh gọn, khoa học, chắc chắn,… là những kỹ năng quan trọng cần có của một người quản lý tài ba. Có thể họ không phải là người có năng lực chuyên môn giỏi nhất, nhưng nhất định đó phải là người có khả năng gắn kết và tạo động lực làm việc cho tất cả mọi người.
5. Kỹ năng đàm phán
Một người quản lý tốt với khả năng đàm phán tốt sẽ mang đến nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng vậy, họ cần những đòn bẩy, những yếu tố động lực, với điều kiện và tác động từ bên ngoài mới có thể vươn xa hơn trong tương lai. Trước khi đảm nhiệm vai trò quản lý của một doanh nghiệp, hãy học kỹ năng đàm phán để có được những nền tảng kỹ năng vững chắc nhất, đưa doanh nghiệp đi xa hơn.
6. Kỹ năng áp dụng khoa học công nghệ
Việc tận dụng và áp dụng khoa học công nghệ để vận hàng doanh nghiệp là một điều cực kỳ cần thiết trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng mạnh mẽ như hiện nay. Việc số hóa các quy trình truyền thống sẽ giúp tăng năng suất lao động, giảm thủ tục giấy tờ rườm rà và giảm chi phí nhân công. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể các loại chi phí vận hành cũng như tối ưu hóa quy trình sản xuất, công việc trở nên dễ dàng và khoa học hơn.
Tài khoản số đẹp VPBank - Khái niệm, ý nghĩa, sở hữu miễn phí
Không có một tiêu chí đánh giá thế nào là một người lãnh đạo giỏi nhưng suy cho cùng, một người lãnh đạo giỏi sẽ giúp doanh nghiệp của họ phát triển vững mạnh và mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty. Ngoài những kỹ năng nêu trên, nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần rất nhiều kỹ năng bổ ích khác. Với mục tiêu “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ lớn mạnh”, VPBank SMEConnect được xây dựng như một nền tảng nhằm cung cấp các giải pháp tài chính và phi tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cùng tìm hiểu thêm về SME Connect tại đây.
Năng lực quản lý của nhà lãnh đạo là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng thịnh của một doanh nghiệp.
Công cụ hỗ trợ tư vấn mở tài khoản, đăng ký/thay đổi dịch vụ và cung cấp biểu mẫu trực tuyến giúp khách hàng doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm các tài liệu, biểu mẫu cần thiết mà không cần tốn quá nhiều thời gian.
Liệu sinh viên có nên vay vốn để khởi nghiệp, biến giấc mơ của mình thành hiện thực không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết sau.
Cần làm gì để khiến khách hàng quay lại doanh nghiệp vào những lần sau. Cùng VPBank khám phá ngay nhé!
Một số mẹo nhỏ trong bài viết sau chắc chắn sẽ là điều cần thiết, tiếp thêm năng lượng cho mỗi doanh nghiệp vượt qua khó khăn ban đầu.