Ngân hàng số đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của quốc gia. Trong những năm gần đây, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đã có những bước đầu tư nghiêm túc trong việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng số để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Vậy, thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào, giải pháp nào để phát triển ngân hàng số an toàn, bền vững trong tương lai là gì, hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết sau đây.
Ngân hàng số (Digital Banking) là hình thức số hóa các hoạt động và dịch vụ của ngân hàng tương tự các dịch vụ được cung cấp tại các quầy giao dịch truyền thống. Khi sử dụng ngân hàng số, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện được giao dịch chuyển tiền, thanh toán, kiểm soát số dư, tra soát giao dịch… Đồng thời, ngân hàng cũng có thể thực hiện giao dịch với khách hàng, quản trị nguồn vốn, quản trị rủi ro, marketing, phát triển sản phẩm… trên cùng một nền tảng đã được số hóa.
Dịch vụ ngân hàng số vô cùng quan trọng trong nền kinh tế hiện nay
Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số từ lâu đã trở thành yêu cầu bắt buộc mà không còn là sự lựa chọn của ngành ngân hàng. Đặc biệt, trong thời gian qua, nhu cầu sử dụng ngân hàng số để giao dịch tăng cao đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng tại Việt Nam nhanh hơn từ 3 - 5 năm. Cũng trong giai đoạn này, người dùng cũng dần thay đổi nhận thức và thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng số. Điều này không chỉ tạo nên “cơ hội vàng” để phát triển mà còn đặt ra nhiều thách thức cho các ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số.
Trong thời gian qua, quá trình phát triển ngân hàng số tại nước ta đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Hàng loạt ứng dụng như VPBank NEO,… được ra mắt với nhiều tính năng hiện đại và được người dùng đánh giá rất cao. Quá trình phát triển hệ thống này cũng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế số phát triển. Có thể đánh giá nhanh thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam như sau:
Theo thống kê của hiệp hội ngân hàng Việt Nam, tính đến hết tháng 4/2021 đã có 79 tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ thanh toán qua internet, 49 tổ chức hỗ trợ thanh toán qua di động, mạng lưới 271.000 POS và 19.000 ATM phủ sóng cả nước, lượng giao dịch qua internet tăng 65,9% về số lượng và khoảng 31,2% giá trị so với năm 2020, các giao dịch qua điện thoại di động và mã QR cũng có được sự tăng trưởng ấn tượng.
Ngoài ra, tính đến hết tháng 4/2022, giao dịch qua hệ thống liên ngân hàng đã tăng trưởng mạnh (hơn 32,37%) so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, giao dịch không dùng tiền mặt tăng 27,5% giá trị, 69,7% về số lượng, giao dịch qua điện thoại di động tăng 86,68% về giá trị, 97,6% về số lượng (so với năm 2021). Tổng số ví điện tử kích hoạt tăng 10,37%, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch, tốc độ tăng trưởng mobile banking đạt 200%, giá trị giao dịch hằng ngày trên di động đạt 300 tỷ đồng/ngày. Đây là mức tăng trưởng vượt bậc rất đáng được ghi nhận trong quá trình phát triển ngân hàng số tại Việt Nam.
Ngân hàng số ở nước ta đã có những thành tựu đáng kể trong những năm gần đây
Bên cạnh những thành công nổi bật kể trên, quá trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng tại Việt Nam còn có rất nhiều điểm hạn chế cụ thể:
Về công nghệ: Quá trình triển khai ứng dụng công nghệ ngân hàng còn ở mức hạn chế, nhiều ngân hàng còn trong giai đoạn chuyển đổi một phần thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử như (Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking…) và chưa thể chuyển đổi hoàn toàn sang ngân hàng số. Các hạn chế về công nghệ AI, big data, chatbot…đều là những vấn đề khó khăn và đầy thách thức với nhiều ngân hàng (kể cả những ngân hàng có nguồn lực tài chính tốt).
Về nhân lực: Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đang phải đối diện với thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng trong việc xây dựng và vận hành ngân hàng số. Theo các lãnh đạo ngân hàng, số lượng nhân viên có đủ tầm nhìn, kiến thức và kỹ năng đáp ứng cho công tác chuyển đổi số tại Việt Nam chưa nhiều, trong khi nguồn lực đào tạo còn nhiều hạn chế.
Về bảo mật: Do còn nhiều hạn chế về công nghệ nên cả ngân hàng, khách hàng và các đối tác tham gia ngân hàng số đều phải chịu nhiều rủi ro và tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công mạng. Trong khi đó nhiều ngân hàng còn chưa thật sự chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn dữ liệu và bảo mật, đây là hạn chế lớn nhưng chưa được quan tâm và giải quyết phù hợp.
Để xây dựng và phát triển ngân hàng số, ngân hàng cần đáp ứng tối thiểu 4 điều kiện cơ bản như sau.
Để phát triển ngân hàng số thành công, ngân hàng cần có nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài những nhân sự có kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin để vận hành hệ thống, ngân hàng cũng cần có đội ngũ nhân sự thực sự am hiểu về ngân hàng số nhằm nâng cao khả năng quảng bá và phục vụ cho khách hàng. Để đáp ứng tốt điều kiện về nhân lực, ngân hàng cần tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng liên tục. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần cải tiến và đổi mới quy trình làm việc trên môi trường số nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và tăng trải nghiệm của khách hàng trên ngân hàng số.
Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam vẫn đang vận hành theo hệ thống ngân hàng lõi (core bank). Hệ thống này chủ yếu hoạt động nguyên khối và được đánh giá là thiếu linh hoạt trong cấu trúc. Do vậy, để thực hiện chuyển đổi số, ngân hàng không chỉ phải thay đổi hệ thống và cải tiến quy trình hoạt động mà còn phải nghiêm túc đầu tư phát triển công nghệ hiện đại. Trong đó, quá trình nghiên cứu, phát triển AI, lưu trữ dữ liệu (big data), chatbot, và bảo mật dữ liệu là những điều kiện cơ bản để xây dựng và vận hành ngân hàng số.
Muốn phát triển ngân hàng số tại Việt Nam cần có nhân lực và công nghệ
Để thực hiện số hóa 100% các dịch vụ, các ngân hàng cần giải quyết tốt bài toán xác thực và nhận diện người dùng. Trong mô hình giao dịch truyền thống, ngân hàng có thể xác minh thông qua chứng minh thư, chữ ký hoặc ảnh của người đến giao dịch. Tuy nhiên, với ngân hàng số, quá trình xác thực chỉ có thể thực hiện qua chữ ký điện tử, sinh trắc học và chữ ký số… các phương pháp này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho phía ngân hàng. Quá trình xác thực danh tính khách hàng không chỉ cần công nghệ hiện đại mà còn cần khung pháp lý tốt làm cơ sở xử lý khi xảy ra tranh chấp giữa ngân hàng và người sử dụng dịch vụ.
Như đã đề cập ở trên, chuyển đổi ngân hàng số là quá trình tốn kém ngân sách và thời gian. Các ngân hàng không những cần đầu tư ngân sách lớn cho công nghệ mà còn cần đầu tư nhiều cho quá trình phát triển nhân sự, marketing và cải tổ toàn bộ hệ thống. Đây là mức ngân sách lớn mà không phải ngân hàng nào tại Việt Nam cũng có thể đáp ứng. Do vậy, các ngân hàng cần chủ động về ngân sách và đảm bảo nguồn lực thích đáng cho quá trình chuyển đổi ngân hàng số diễn ra thuận lợi.
So với các ngành khác, ngành ngân hàng tại Việt Nam đã và đang nhận được sự chú trọng và đầu tư đáng kể. Tuy nhiên, để đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản của ngân hàng số nhằm đáp ứng quá trình phát triển diễn ra thuận lợi, các ngân hàng cần quan tâm đến một số giải pháp tiêu biểu như sau.
Nâng cao năng lực tổ chức, quản trị và điều hành: Ngân hàng cần tập trung nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên thế giới để từng bước nâng cao năng lực tổ chức, quản trị, điều hành. Từ đó, dịch vụ phi tín dụng tăng dần tỷ trọng, tạo tiền đề nâng cao năng lực cạnh tranh và tính minh bạch của dịch vụ ngân hàng số, phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại
Nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi: Từng bước kéo gần khoảng cách so với trình độ của khu vực và thế giới thông qua việc nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi thế hệ mới. Hệ thống này cần được thiết kế theo tiêu chuẩn ngân hàng số với đầy đủ các quy trình đáp ứng lộ trình áp dụng Basel II. Theo đó, hệ thống được số hóa, tự động hóa, kiểm soát rủi ro và quản trị thông minh dựa trên các công nghệ tiên tiến như AI, phân tích big data, chatbot….
Tăng cường hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các công ty lớn về công nghệ thông tin tại Việt Nam và trên thế giới, đặc biệt là các công ty Fintech. Từ đó, hệ thống ngân hàng được giảm bớt gánh nặng về tài chính nhờ tận dụng được lợi thế về công nghệ hiện đại đem lại.
Ưu tiên vốn đầu tư cho quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin. Đặc biệt, đối với các ngân hàng còn lạc hậu, cần xây dựng kế hoạch nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật và từng bước chuyển đổi thông qua việc hợp tác với các tổ chức và ngân hàng hiện đại trong và ngoài nước.
Công nghệ cần đi đầu trong giải pháp phát triển hệ thống ngân hàng số tại Việt Nam
Phát triển đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin: Xây dựng chính sách thu hút và giữ chân nhân tài trong lĩnh lực công nghệ số. Duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố then chốt trong quá trình ứng dụng và phát triển ngân hàng số. Do vậy, song hành với quá trình tuyển dụng, ngân hàng cũng cần xây dựng cơ chế trả lương và đãi ngộ phù hợp để nhân sự yên tâm cống hiến và gắn bó với ngân hàng.
Cải thiện quy trình: Đối với các nhân sự cũ, ngân hàng cần cải thiện quy trình làm việc và tiến hành đào tạo liên tục nhằm nâng cao nghiệp vụ ngân hàng số cho nguồn nhân lực hiện có.
Nâng cao năng lực quản lý: Đối với cấp quản lý, cần nâng cao nhận thức về vai trò và lợi ích mà ngân hàng số đem lại trong tương lai. Từ đó, mỗi quản lý đều có ý thức nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo của cán bộ trong quá trình phát triển ngân hàng số.
Tăng cường xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu (big data), đầu tư xây dựng hệ thống kho dữ liệu riêng biệt, đảm bảo hiện đại an toàn. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần xây dựng tốt quy trình khai thác và sử dụng dữ liệu nhằm đảm bảo tính bảo mật cho trung tâm dữ liệu.
Tăng cường các biện pháp an ninh nhằm bảo vệ, phòng, chống sự cố rì rỉ, đánh cắp dữ liệu. Tăng cường giám sát và kiểm tra thường xuyên nhằm loại bỏ các rủi ro an ninh. Tiến hành tổ chức diễn tập thường xuyên nhằm nâng cao năng lực xử lý sự cố khi xảy ra các cuộc tấn công mạng nhắm vào cơ sở dữ liệu của ngân hàng.
Hiện nay, VPBank NEO là dịch vụ ngân hàng số tiên phong tại Việt Nam được đánh giá cao về công nghệ và chất lượng dịch vụ. Đây là sản phẩm được phát triển bởi ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng nhằm đem đến cho khách hàng dịch vụ ngân hàng hiện đại, bắt kịp xu thế và giúp khách hàng trải nghiệm dịch vụ thuận tiện và thoải mái hơn. Dịch vụ VPBank NEO cung cấp cho khách hàng một số tính năng nổi bật như:
Mở tài khoản số đẹp nhanh chóng, không cần ra ngân hàng. Khách hàng có thể chọn số tài khoản đẹp như ý, hoặc định danh eKYC.
Chuyển tiền nhanh chóng, miễn phí trong và ngoài hệ thống.
Kết nối ví điện tử linh hoạt (Zalo Pay, Shopee Pay…) giúp khách hàng thoải mái tận hưởng dịch vụ và hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Thanh toán nhanh chóng qua mã QR giúp đơn giản hóa quá trình thanh toán đảm bảo phong cách và tiện lợi cho người dùng.
Dịch vụ vay tiêu dùng, vay thấu chi, mở sổ tiết kiệm online, mở thẻ tín dụng online nhanh chóng…
Dịch vụ mua bán trái phiếu giúp đầu tư an toàn, sinh lời cao.
Các dịch vụ tiện ích khác như: đặt vé máy bay, đặt xe, đặt khách sạn, chuyển tiền chứng khoán… có thể thực hiện nhanh chóng và rất dễ dàng.
VPBank NEO là nền tảng ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
VPBank NEO không chỉ là bước tiến quan trọng trong xu hướng chuyển đổi số của VPBank mà còn khẳng định rõ tầm nhìn và định hướng phát triển ngân hàng số của ban lãnh đạo ngân hàng. VPBank NEO hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng thân thiện với người dùng và tăng trưởng bền vững nhờ ứng dụng công nghệ.
Có thể bạn quan tâm
Thẻ ngân hàng là gì? Gồm những loại nào? Hướng dẫn cách phân biệt
Cách tạo tài khoản ngân hàng trực tiếp và online thuận tiện nhất
Như vậy, qua bài viết chúng ta có thể thấy rằng, quá trình phát triển ngân hàng số tại Việt Nam trong thời gian qua đã gặt hái được một số thành công nhất định. Trong đó VPBank NEO là một trong những dịch vụ ngân hàng số tiên phong đem đến dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích được khách hàng đón nhận và đánh giá rất cao. Mong rằng, những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn thực trạng và hướng phát triển dịch vụ ngân hàng số tại nước ta trong tương lai.
So sánh lãi suất vay giữa top các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất? Xu hướng lãi suất như thế nào?
So sánh lãi suất vay giữa top 10 các ngân hàng mới nhất 2024. Ngân hàng nào có mức vay tín chấp dễ nhất? ngân hàng nào có mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất?