Công nghệ 4.0 trong ngân hàng: Những cơ hội và thách thức mới

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới trong nhiều lĩnh vực, trong đó có tài chính ngân hàng. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngân hàng đem đến nhiều cơ hội và thách thức cũng như hiệu quả rõ rệt. Vì thế, các chuyên gia tài chính của VPBank đã tìm hiểu về vấn đề này và chia sẻ cụ thể qua các nội dung sau đây!


1. Giới thiệu chung về công nghệ 4.0 trong ngành ngân hàng

Công nghệ 4.0 là cuộc cách mạng đặc trưng với sự kết hợp về công nghệ của nhiều lĩnh vực, xóa nhòa ranh giới giữa vật lý, sinh học và kỹ thuật số. Cuộc cách mạng này đang phát triển cả chiều rộng và chiều sâu với tốc độ nhanh chóng, tạo nên một thế giới được số hóa, tự động hóa. Trong đó, công nghệ IoT, Blockchain, Big Data và AI đóng vai trò cốt lõi tạo cơ sở để thúc đẩy.

 

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 điển hình với công nghệ Blockchain, điện toán đám mây, công nghệ IoT, Big Data và AI


Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN) bắt đầu từ năm 2000. Tính đến hiện tại, cuộc cách mạng này đã và đang tác động sâu rộng đến rất nhiều lĩnh vực, trong đó có tài chính ngân hàng. Thời điểm này, nhiều chuyên gia đã dự báo đây sẽ là cuộc cách mạng hóa cách thức hoạt động sâu rộng trong lĩnh vực này. Từ các nghiệp vụ cơ bản đến nâng cao, hệ thống tài chính ngân hàng sẽ chuyển mình mạnh mẽ và phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Thực tế, công nghệ 4.0 trong ngân hàng mang lại nhiều cơ hội với ứng dụng công nghệ quản trị thông minh và tự động hóa quy trình, nghiệp vụ. Đồng nghĩa, ngân hàng sẽ có cơ hội chuyển mình mạnh mẽ khi nắm bắt được những điều này. Tuy nhiên, kèm theo đó là những thách thức của sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tài chính. Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần có sự phát triển toàn diện từ sản phẩm dịch vụ, con người và công nghệ.


2. Các ứng dụng của công nghệ 4.0 trong ngành ngân hàng của VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là một trong những ngân hàng tiên phong cập nhật công nghệ 4.0 tại Việt Nam. Ngân hàng này đang có những ứng dụng công nghệ mạnh mẽ để đem đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng:

  • Giải quyết vấn đề khách hàng truy cập vào dịch vụ của ngân hàng. VPBank xây dựng hệ thống ngân hàng số toàn năng VPBank NEO. Theo đó, khách hàng được hỗ trợ hầu như toàn bộ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống. Ngoài ra, với khách hàng yêu thích giao dịch tại chi nhánh, VPBank thiết lập các ngân hàng tự động giao dịch 24/7 VPBank NEO Express. Tất cả các kiosk banking này đều được trang bị màn hình cảm ứng, phần mềm tự động vận hành, giúp khách hàng sử dụng dịch vụ tốt nhất.


Kiosk bank của VPBank hỗ trợ mọi giao dịch như một chi nhánh ngân hàng truyền thống, hoạt động 24/7.


  • Các giải pháp về thanh toán trực tuyến và ví điện tử. VPBank liên kết với hơn 10 ví điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam: Momo, Moca, ZaloPay, ShopeePay, SmartPay, VinID, Appota, eM, ECPay, TrueMoney,... để đem đến dịch vụ thanh toán tốt nhất cho người dùng. Đồng thời, để thanh toán nhanh chóng và tiện lợi hơn. Điều này giúp giao dịch nhanh chóng nhưng cũng an toàn và bảo mật hơn.

  • Ứng dụng công nghệ Blockchain để nâng cao tính bảo mật và minh bạch trong giao dịch tài chính. Từ năm 2021, VPBank đã phối hợp với IFC và SMBC triển khai thành công phát hành Blockchain LC. Đây là bước tiến vượt bậc để bắt kịp xu thế công nghệ 4.0 trên toàn thế giới khi áp dụng công nghệ Blockchain vào tài trợ ngoại thương. Theo đó, VPBank đã thử nghiệm thành công giao dịch Blockchain LC đầu tiên, giúp giảm công việc giấy tờ, thời gian xử lý và đảm bảo minh bạch, bảo mật thông tin. Dự kiến công nghệ này sẽ tiếp tục được ứng dụng trong nhiều dịch vụ khác của VPBank trong thời gian tới.


3. Thách thức và cơ hội khi phát triển công nghệ 4.0 trong ngân hàng

Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ đưa đến nhiều cơ hội và thách thức tới các ngân hàng và nền kinh tế thế giới:


3.1 Cơ hội

* Với kinh tế:

  • Phương thức sản xuất và cách thức tổ chức lao động sản xuất được thay đổi căn bản. Cách mạng công nghiệp 4.0 tiếp thu từ các cuộc cách mạng công nghiệp khác và các bước đột phá công nghệ tiên tiến nhất. Qua đó, quy trình được chuyên môn hóa cao hơn.

  • Năng lực sản xuất toàn cầu tăng cao nhờ công nghệ và yếu tố tổng hợp. Các công nghệ tiên tiến giúp nâng cao mức thu nhập toàn cầu, cải thiện mức sống, đồng thời đem lại hiệu suất cao hơn cho nền kinh tế.


* Với lĩnh vực tài chính - ngân hàng:

  • Xuất hiện các mô hình, lĩnh vực kinh doanh mới. CMCN 4.0 giúp loại bỏ bớt các trung gian tài chính, đẩy mạnh khả năng tiếp cận dịch vụ , giảm thiểu thời gian giao dịch, loại bỏ chi phí dư thừa và trao quyền tài chính cho nhiều người hơn.

  • Trải nghiệm khách hàng cũng được cải thiện và tăng cường. Thông qua các trải nghiệm trực quan, cá nhân hóa và có tính kết nối cao, khách hàng nâng cao trải nghiệm dịch vụ tài chính ngân hàng gấp 10 lần so với trước đây.


Công nghệ 4.0 giúp KH tăng cường trải nghiệm dịch vụ ngân hàng 24/7.


  • Tăng cường hiệu quả và bảo mật hệ thống. Công nghệ Blockchain với mã hóa vô cùng phức tạp giúp tăng khả năng bảo mật hệ thống và giải quyết nhiều vấn đề khi xây dựng quy trình dịch vụ online. Đồng thời, công nghệ này giúp chi phí được giảm thấp, tiếp thị hiệu quả và giảm thiểu rủi ro tốt hơn.

  • Tăng khả năng linh hoạt cho các tổ chức tài chính (TCTC). Thị trường tài chính đang xuất hiện nhiều đối thủ mới: Fintech, Bigtech,... đòi hỏi các NHTM và TCTD phải linh hoạt hơn trong cách thức tổ chức hoạt động. CMCN 4.0 giúp giải quyết vấn đề này hiệu quả khi tạo lập các nền tảng kỹ thuật số để phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, khả năng tổng hợp chi tiết của hệ thống giúp tìm hiểu nhu cầu của KH tốt hơn, ngân hàng có thể xây dựng các gói sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng.


3.2 Thách thức

  • Rủi ro an ninh và tội phạm công nghệ cao gia tăng. Các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng tinh vi và đem lại thiệt hại ngày càng lớn qua rò rỉ thông tin khách hàng, lộ thẻ tín dụng, thông tin cá nhân bị truy xuất,...

  • Xây dựng lòng tin và mối quan hệ khách hàng gặp nhiều thách thức hơn. Để tạo lập điều này, KH cần tiếp xúc trực tiếp với nhân viên, hiểu văn hóa doanh nghiệp và làm tăng lòng trung thành. Trong khi đó, CMCN 4.0 chủ yếu dựa vào công nghệ số hóa, hầu như không có sự tiếp xúc với con người.


Yếu tố lòng tin dễ dàng được gây dựng hơn khi sử dụng kênh truyền thống.


  • Áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Cơ hội phát triển luôn đi liền với thách thức khi các ngân hàng đều có cơ hội như nhau. Cạnh tranh khốc liệt không chỉ với các NHTM cùng hệ thống mà còn với các công ty Fintech, Bigtech, TCTD,... Điều này đòi hỏi mỗi ngân hàng phải liên tục cải tiến công nghệ, tăng trải nghiệm khách hàng và đưa ra các gói dịch vụ lý tưởng nhất.


Có thể bạn quan tâm:


Rõ ràng công nghệ 4.0 trong ngân hàng đã và đang đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, giúp tạo ra các sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả quản lý tốt hơn. Trong thời gian tới, đây vẫn là công nghệ được ưu tiên nghiên cứu và phát triển hàng đầu. 

VPBank với vai trò là ngân hàng tiên phong trong phát triển công nghệ tại Việt Nam đang liên tục phát triển các kênh trên nền tảng công nghệ 4.0. Điều này đã được chứng minh thông qua hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ và hệ thống ngân hàng đã triển khai. Nếu bạn muốn trải nghiệm các dịch vụ ngân hàng tốt nhất - hiện đại nhất, hãy đăng ký sử dụng dịch vụ VPBank qua vpbank.com.vn hoặc liên hệ hotline 1900.54.54.15 để được hỗ trợ chi tiết!
Đăng ký ngay
VPBank NEO

Có thể bạn quan tâm