Thẻ ghi nợ nội địa và những điều bạn chưa biết?

Thẻ ghi nợ nội địa đã trở nên quen thuộc với thanh toán hiện nay bởi tính nhanh chóng, an toàn hơn tiền mặt. Để lựa chọn được chiếc thẻ ưu việt nhất thì bạn đừng bỏ qua những hướng dẫn chi tiết dưới đây.

1. Thẻ ghi nợ nội địa là gì? Phân biệt thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế

 

Thẻ ghi nợ nội địa đã trở thành một phần quen thuộc trong tiêu dùng hiện đại

 

 1.1. Thẻ ghi nợ nội địa là gì?

Thẻ ghi nợ nội địa là loại thẻ ngân hàng được phát hành để sử dụng trong các giao dịch không dùng tiền mặt, chỉ sử dụng tại quốc gia phát hành thẻ. Tại Việt Nam, các ngân hàng thường tích hợp mở loại thẻ này với thẻ ATM khi khách hàng có nhu cầu mở tài khoản lần đầu. 

Thẻ ghi nợ nội địa được liên kết với tài khoản ngân hàng. Nhờ đó, chủ thẻ có thể sử dụng để thanh toán chi tiêu, mua sắm, rút tiền tại cây ATM, chuyển khoản,...với hạn mức bằng với số dư hiện hữu có trong tài khoản. Thẻ không có tính năng “chi tiêu trước trả tiền sau”, bởi đây là tính năng của thẻ tín dụng.

 


Thẻ ghi nợ nội địa chỉ có thể sử dụng trong nước 

 


Thẻ ghi nợ nội địa là một trong những loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với những đặc điểm: 

 

Ưu điểm: 

  • Rút và chuyển tiền nhanh chóng tại bất kỳ trạm ATM nào trên toàn quốc, kể cả các ngân hàng khác
  • Thanh toán trực tiếp qua máy POS tại các cửa hàng một cách nhanh chóng mà không cần dùng tiền mặt
  • Có thể kết hợp với đăng ký Internet Banking để thực hiện các tác vụ thanh toán chi tiêu, mua sắm online và quản lý số dư một cách trực tuyến
  • An toàn hơn vì không cần mang theo nhiều tiền mặt bên người
  • Nạp tiền vào tài khoản nhanh chóng tại bất kỳ điểm giao dịch nào của ngân hàng phát hành thẻNhận được nhiều ưu đãi từ các nhà cung cấp dịch vụ khi thanh toán online. 

 

Nhược điểm:

  • Chỉ sử dụng cho các giao dịch nội địa
  • Hạn mức bị giới hạn ở mức không cao. 
  • Nếu bạn để lộ mã PIN xác thực thẻ sẽ ảnh hưởng đến bảo mật, an toàn thẻ

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thanh toán thẻ là gì? Hướng dẫn đăng ký nhanh

 

1.2. Phân biệt thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế

Không chỉ khác nhau ở phạm vi sử dụng, hai loại thẻ ghi nợ này còn có thể phân biệt qua những điểm sau:


Tiêu chí

Thẻ ghi nợ nội địa

Thẻ ghi nợ quốc tế

Đơn vị phát hành

Các ngân hàng trong nước

Liên kết giữa các ngân hàng trong nước và các tổ chức tài chính quốc tế như: JCB, VISA, MasterCard,....

Phạm vi sử dụng

Phạm vi trong nước

Phạm vi toàn cầu

Cấu tạo thẻ

Đa số là thẻ từ.

Trên thẻ thể hiện các thông tin như:

  • Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ;
  • Tên chủ thẻ;
  • Số thẻ;
  • Ngày tháng hiệu lực;
  • Logo của tổ chức chuyển mạch thẻ;
  • Số điện thoại hỗ trợ.

Đa số là thẻ chip.

Trên thẻ thể hiện các thông tin như:

  • Tên và logo của đơn vị phát hành thẻ;
  • Tên chủ thẻ;
  • Số thẻ;
  • Ngày tháng hiệu lực;
  • Số điện thoại hỗ trợ.

Tính bảo mật

Trung bình

Cao

Mức phí thường niên và duy trì thẻ

  1. 50.000 - 100.000 VNĐ đối với phí thường niên
  1. 20.000 - 50.000 VNĐ đối với phí duy trì thẻ hàng năm (một số ngân hàng miễn phí).
  1. Mức phí thường niên và phí duy trì thẻ hàng năm cao hơn so với thẻ ghi nợ nội địa;
  1. Mức phí này thay đổi tùy thuộc vào loại thẻ và ngân hàng phát hành.

Chương trình ưu đãi

Có các chương trình khuyến mãi và ưu đãi định kỳ.

Nhiều chương trình ưu đãi hơn so với thẻ ghi nợ nội địa.

Hạn mức chuyển khoản

Tối đa 100 triệu VNĐ/ngày.

Hạn mức chuyển khoản cao, có thể không giới hạn tùy thuộc vào chính sách của đơn vị phát hành thẻ.


Nhìn chung, thẻ ghi nợ quốc tế có nhiều ưu thế về chức năng thẻ, phạm vi sử dụng cũng như các chương trình khuyến mại ưu đãi. Tuy nhiên song song theo đó, các mức phí áp dụng cho loại thẻ này cũng cao hơn nhiều lần so với thẻ ghi nợ nội địa. 

 

Nếu bạn chỉ có nhu cầu mua sắm, thanh toán chi tiêu hay rút/chuyển tiền trong nước thì thẻ ghi nợ nội địa là lựa chọn thích hợp. Ngược lại, thẻ ghi nợ quốc tế sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn đi du lịch, công tác hoặc học tập ở nước ngoài.  

 

Tìm hiểu thêm:

2. Cách sử dụng thẻ ghi nợ nội địa

Thẻ ghi nợ nội địa có thể thực hiện được nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên để điều này được diễn ra, tài khoản ngân hàng bạn liên kết với thẻ phải đảm bảo được số dư cần thiết. 

 

Một số cách sử dụng thẻ ghi nợ nội địa bao gồm: 

 

  • Tra cứu số dư và quản lý tài khoản ngân hàng: Dễ dàng kiểm tra số dư cũng như thông tin các giao dịch gần nhất thông qua các ứng dụng Internet Banking được liên kết. 
  • Rút tiền mặt tại các trạm ATM: Bạn có thể rút tiền tại bất kỳ trạm ATM nào trên phạm vi toàn quốc, vô cùng nhanh chóng và tiện lợi.
  • Chuyển khoản trong hệ thống hoặc liên ngân hàng: Dễ dàng thực hiện ngay trên ứng dụng Internet Banking hoặc tại các trạm ATM trên toàn quốc.
  • Thanh toán giao dịch: Các giao dịch online hay thanh toán trực tiếp thông qua máy POS đều có thể sử dụng với thẻ ghi nợ nội địa. Giao dịch không tiền mặt giúp mang đến sự tiện lợi lớn cho người sử dụng, nhất là hạn chế được các rủi ro như: mất bị rách hoặc trộm cướp,...;

 

Thanh toán không tiền mặt các đơn hàng cực dễ dàng với thẻ ghi nợ nội địa 

 


Để quá trình sử dụng an toàn, nhanh chóng, bạn cần lưu ý:

 

  • Ưu đãi cho chủ thẻ: Các ngân hàng thường xuyên có ưu đãi nhân các ngày lễ lớn hoặc dịp đặc biệt. Hãy lưu ý để tận hưởng những phần quà giá trị như voucher, tích điểm hoặc giảm giá mua sắm
  • Cách kích hoạt thẻ: Ngay sau khi nhận thẻ, bạn hãy đổi mã pin tại ATM của ngân hàng. Sau đó thực hiện một giao dịch bất kỳ để kích hoạt thẻ thành công.
  • Lưu ý khi rút tiền tại ATM: Bạn nên dùng tay che đậy thao tác tay khi nhấn mật khẩu thẻ, nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng lộ thông tin tài khoản đến kẻ xấu.
  • Lưu ý khi thanh toán tại POS: Bạn nên thanh toán tại các đơn vị uy tín và tuyệt đối không cung cấp mật khẩu cho bất kỳ ai.
  • Luôn kiểm soát số tiền trong thẻ của mình nhằm phát hiện sớm các trường hợp xấu xảy ra. Khi chuyển khoản ngân hàng, bạn nên lưu ý kiểm tra chính xác các thông tin liên quan đến người nhận như: Tên chủ thẻ, số thẻ, tên chi nhánh ngân hàng phát hành thẻ, hiệu lực thẻ, và đặc biệt là số tiền chuyển khoản. 

3. Hướng dẫn cách làm thẻ ghi nợ nội địa

3.1. Điều kiện và thủ tục làm thẻ ghi nợ nội địa

Điều kiện để mở loại thẻ này khá đơn giản, bao gồm

  • Là công dân đủ 18 tuổi, hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam; 
  • Có đủ giấy tờ pháp lý như: Giấy CMND, thẻ căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu. Đối với người nước ngoài cần có Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực và giấy giới thiệu từ cơ quan đang công tác;
  • Có tài khoản tại ngân hàng mở thẻ.

 

Thủ tục 

  • Giấy đề nghị phát hành thẻ (theo mẫu ngân hàng)
  • Bản sao CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng

3.2. Hướng dẫn cách làm thẻ ghi nợ nội địa

Đa phần ngân hàng tại Việt Nam đều đơn giản hóa thủ tục để hỗ trợ tối đa nhu cầu mở thẻ của khách hàng. Bạn có thể mở thẻ ghi nợ nội địa thông qua 2 cách sau: 

 

Mở thẻ trực tiếp tại quầy giao dịch: 

 

  • Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết và đến ngay Điểm giao dịch gần nhất của ngân hàng;
  • Bước 2: Điền các thông tin cần thiết trên mẫu đăng ký từ ngân hàng cung cấp;
  • Bước 3: Giao dịch viên kiểm duyệt phiếu thông tin và hoàn tất thủ tục đăng ký mở thẻ;
  • Bước 4: Sau 7 - 10 ngày sau khi đăng ký, hãy quay trở lại ngân hàng để nhận thẻ và kích hoạt thẻ.

 

Mở thẻ ghi nợ nội địa online 

 

Rất nhiều ngân hàng hiện nay cho phép khách hàng đăng ký mở thẻ ghi nợ online ngay tại nhà. Đây là một bước tiến lớn để nâng cao sự tiện lợi cho khách hàng. 

 

Điển hình như ngân hàng VPBank, các bước đăng ký thẻ ghi mở trực tuyến được thực hiện chỉ với một số bước sau:

 

  • Bước 2: Chọn mục “Thẻ ghi nợ" trong danh mục “Dịch vụ thẻ";
  • Bước 3: Chọn loại thẻ ghi nợ cần đăng ký, và nhấn nút “Đăng ký ngay";
  • Bước 4: Điền các thông tin cần thiết vào biểu mẫu và nhấn nút đăng ký. 

Như vậy là hồ sơ yêu cầu mở thẻ ghi nợ nội địa VPBank của bạn đã được gửi. Việc làm tiếp theo là chờ đợi xét duyệt và nhận thẻ sau 7 - 10 ngày đăng ký. 

4. Nên làm thẻ ghi nợ nội địa ngân hàng nào?

Tại Việt Nam, hiện nay có đến hơn 40 ngân hàng cùng hoạt động. Trong số đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank được đánh giá là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc phát triển thành công dịch vụ thẻ. VPBank  là ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 300 ngân hàng có giá trị thương hiệu nhất thế giới, theo Brand Finance (2020). Bên cạnh đó VPBank có rất nhiều loại thẻ ghi nợ khác nhau, phù hợp với các sở thích, thói quen khác nhau của người tiêu dùng.. Các sản phẩm này không chỉ đảm bảo được các chức năng cơ bản mà còn được tích hợp thêm nhiều tiện ích, phục vụ đa dạng nhu cầu sử dụng. 

 

Mở thẻ ghi nợ nội địa trực tuyến không chỉ nhanh - gọn mà còn nhận nhiều quà tặng hấp dẫn cũng VPBank 

 


Mức phí các dịch vụ liên quan đến thẻ ghi nợ nội địa của VPBank vô cùng ưu đãi, hợp lý với túi tiền của người Việt. 

 

Phí mở tài khoản

Miễn phí

Phí duy trì tài khoản

Miễn phí (*)

Phí đóng tài khoản

50.000 VNĐ

Phí không sử dụng tài khoản trong 6 tháng

Miễn phí

Nộp/rút tiền cùng TP/Tỉnh nơi mở tài khoản

Miễn phí

Nộp/Rút tiền khác TP/Tỉnh nơi mở tài khoản

≤ 0.05%

Phí gửi tiết kiệm

Miễn phí

Phí đăng ký dịch vụ

Miễn phí

Phí sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử

Miễn phí

Phí đăng ký dịch vụ SMS Banking/Bank Plus

Miễn phí


Ngoài ra, thẻ ghi nợ nội địa VPBank còn có rất nhiều ưu đãi hấp dẫn khác cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Thông tin chi tiết, bạn đọc có thể tham khảo tại trang: 

Biểu phí dịch vụ của thẻ ghi nợ nội địa VPBank". 

 

Xem thêm về chủ đề này


Nếu bạn đang tìm thẻ ghi nợ nội địa miễn phí rút tiền, miễn phí phí duy trì thì hãy lựa chọn thẻ ghi nợ nội địa VPBank Autolink. Bạn có thể rút tiền mặt thoải mái tại tất cả ATM trên toàn quốc. Hãy đến ngay các điểm giao dịch VPBank gần nhất để được hỗ trợ hoặc thực hiện đăng ký mở thẻ trực tuyến tại: https://www.vpbank.com.vn/ca-nhan/dich-vu-the

 

Đăng ký ngay
VPBank NEO

Có thể bạn quan tâm