Tỷ suất lợi nhuận là gì? Vai trò, ý nghĩa và cách tính chi tiết

Tìm hiểu tỷ suất lợi nhuận là gì? Cập nhật vai trò, ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh và cách tính tỷ suất lợi nhuận chi tiết để quản lý tài chính hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận là chìa khóa để đo lường hiệu quả kinh doanh và đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đây là “kim chỉ nam” giúp các nhà lãnh đạo và nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn. Bạn muốn biết doanh nghiệp mình đang hoạt động tốt đến đâu hay đầu tư của bạn sinh lời thế nào? Hãy cùng VPBank khám phá ngay vai trò, ý nghĩa và cách tính tỷ suất về lợi nhuận chi tiết trong bài viết này!  

1. Tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ số cho biết một doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền lãi từ mỗi đồng doanh thu mà họ thu về. Nói cách khác, tỷ suất này cho bạn biết mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc biến doanh thu thành lợi nhuận sau khi đã trừ đi các chi phí.

Ví dụ: Nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là 20%, điều đó có nghĩa là cứ mỗi 100 đồng doanh thu, doanh nghiệp giữ lại được 20 đồng dưới dạng lợi nhuận 

Khái quát thông tin về tỷ suất lợi nhuận

Thông thường, khi nhắc đến "tỷ suất lợi nhuận" mà không đi kèm bất kỳ chỉ số nào, người ta mặc định đề cập đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), còn được gọi là Return on Sales.

2. Vai trò và ý nghĩa của của tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận không chỉ phản ánh hiệu quả kinh doanh mà còn có vai trò và ý nghĩa thiết thực đối với doanh nghiệp.

2.1. Vai trò của tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ số tài chính quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá và quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh: Cho thấy khả năng chuyển đổi doanh thu, vốn đầu tư hoặc tài sản thành lợi nhuận. Đây là thước đo trực tiếp để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc vận hành doanh nghiệp và khai thác tài nguyên.

  • Hỗ trợ ra quyết định đầu tư: Các nhà đầu tư và cổ đông dựa vào tỷ suất lợi nhuận để đánh giá mức độ sinh lời và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận cao là dấu hiệu của một công ty hoạt động tốt, trong khi tỷ suất thấp hoặc âm có thể khiến nhà đầu tư cân nhắc rủi ro.

  • Định hướng chiến lược kinh doanh: Tỷ suất này giúp doanh nghiệp xác định lĩnh vực nào đang hoạt động hiệu quả và đâu là điểm cần cải thiện. Dựa vào đó, các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định chiến lược như cắt giảm chi phí, tập trung vào sản phẩm lợi nhuận cao hoặc điều chỉnh giá bán.

  • So sánh và đánh giá cạnh tranh: So sánh tỷ suất lợi nhuận với các đối thủ cùng ngành hoặc tiêu chuẩn ngành giúp doanh nghiệp hiểu rõ vị trí cạnh tranh của mình. Điều này giúp doanh nghiệp nhận diện cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Vai trò cơ bản của tỷ suất lợi nhuận

Xem thêm: Tự do tài chính là gì? Bí quyết giúp đạt được tự do tài chính

2.2. Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận thường cho thấy mức độ hiệu quả trong việc biến vốn, tài sản, hoặc doanh thu thành lợi nhuận. Đây là thước đo quan trọng để đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh. Nó phản ánh kết quả trực tiếp của chiến lược và hoạt động kinh doanh qua 2 hình thức sau:

  • Tỷ suất lợi nhuận dương: Doanh nghiệp đang sinh lời, chứng minh rằng các dự án hoặc chiến lược đầu tư đang hoạt động tốt. Tỷ suất càng cao, lợi nhuận thu về càng lớn, tạo nền tảng để mở rộng và phát triển.

  • Tỷ suất lợi nhuận âm: Đây là dấu hiệu của thua lỗ. Khi đó, doanh nghiệp cần phân tích nguyên nhân và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để cải thiện tình hình và tránh những rủi ro tài chính lớn hơn.

Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận không chỉ là con số mà còn là "bức tranh tổng quan" về hiệu quả vận hành của doanh nghiệp.

3. Cách tính tỷ suất lợi nhuận

Có khác nhiều cách tính tỷ suất lợi nhuận khác nhau để mọi người áp dụng, trong đó bao gồm:

3.1. Cách tính tỷ suất lợi nhuận dựa trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận ròng. Loại này thường thể hiện mức độ sinh lời từ doanh thu sau khi đã trừ đi mọi chi phí, bao gồm cả thuế. Đây là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách cho biết phần trăm doanh thu được chuyển đổi thành lợi nhuận ròng. 

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận:

ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100% (đơn vị:%)


Trong đó:

  • Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng thực tế - Các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu, hàng trả lại, thuế gián thu, v.v.).

  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Tổng tiền thuế phải đóng + Các khoản thuế bị hoãn lại.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận dựa trên doanh thu

3.2. Cách tính tỷ suất lợi nhuận gộp

Tỷ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số tài chính quan trọng, thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Chỉ số này cho biết doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu lợi nhuận gộp từ mỗi đồng doanh thu tạo ra, trước khi trừ đi các chi phí khác như chi phí quản lý, bán hàng hay lãi vay.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp:

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%)= Doanh thu thuần/Lợi nhuận gộp×100


Cách tính tỷ suất lợi nhuận gộp cơ bản

Trong đó:

  • Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

  • Doanh thu thuần: Tổng doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như chiết khấu, hoàn trả, và thuế.

 3.3. Cách tính tỷ suất sinh lời

Tỷ suất sinh lời đo lường mức lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra từ tổng vốn đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, nửa năm,...). Đây là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh và khả năng sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. Có hai loại tỷ suất sinh lời được sử dụng là: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA).

Công thức tính tỷ suất sinh lời đối với ROE:

ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn sở hữu) x 100%


Lưu ý: Tý số này cho biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu lợi nhuận trên mỗi đồng vốn mà cổ đông đã đầu tư. ROE cao là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả, khả năng sinh lời lớn và cơ hội thu hồi vốn nhanh.

Công thức tính tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Công thức tính tỷ suất sinh lời đối với ROA:

ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100%


Lưu ý: Tỷ số này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng tổng tài sản (bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay) để tạo ra lợi nhuận. ROA cho biết doanh nghiệp khai thác nguồn lực tổng thể hiệu quả đến mức nào trong việc tạo ra giá trị kinh tế.

Xem thêm: Lãi kép là gì? Tìm hiểu công thức tính lãi suất chuẩn xác nhất

4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, trong đó có:

  • Tỷ suất giá trị thặng dư: Khi tỷ suất giá trị thặng dư tăng, tỷ suất lợi nhuận cũng tăng. Ngược lại, nếu tỷ suất giá trị thặng dư giảm, tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm theo.

  • Cấu trúc hữu cơ của tư bản: Trong trường hợp tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, cấu trúc tư bản với tỷ lệ tư bản bất biến cao hơn so với tư bản khả biến sẽ khiến tỷ suất lợi nhuận giảm. Nguyên nhân là do chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi phí.

  • Tốc độ chu chuyển của tư bản: Tốc độ chu chuyển tư bản càng nhanh trong năm, tỷ suất thặng dư của tư bản càng cao, làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Điều này đến từ khả năng thu hồi vốn nhanh chóng và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tư bản.

  • Tiết kiệm tư bản bất biến: Khi tỷ suất thặng dư và tư bản khả biến giữ nguyên, nếu tư bản bất biến tăng, tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm. Điều này xảy ra vì chi phí cố định cao làm giảm tỷ lệ lợi nhuận so với tổng chi phí.

Có thể bạn quan tâm:

Như vậy, hiểu rõ tỷ suất lợi nhuận không chỉ giúp mọi người đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn hỗ trợ việc đưa ra những quyết định chiến lược chính xác. Hãy bắt đầu áp dụng các kiến thức mà VPBank chia sẻ này để cải thiện hiệu suất tài chính và tối ưu hóa lợi nhuận. Để được tư vấn thêm về các giải pháp tài chính, bạn có thể truy cập www.vpbank.com.vn hoặc liên hệ hotline 1900.54.54.15 ngay hôm nay!


Đăng ký ngay