Giải thích CIC là gì? Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra lịch sử tín dụng CIC nhanh chóng, đơn giản và chính xác để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
CIC là đơn vị quản lý và cung cấp thông tin lịch sử tín dụng của cá nhân và tổ chức tại Việt Nam. Việc kiểm tra CIC giúp bạn hiểu rõ hơn về hồ sơ tín dụng của mình, từ đó quản lý tài chính hiệu quả và nâng cao cơ hội vay vốn. Vậy CIC là gì? Hãy cùng VPBank tìm hiểu cách tra cứu lịch sử tín dụng CIC nhanh chóng qua bài viết sau.
CIC (Credit Information Center) là viết tắt của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam, một đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CIC có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, phân tích, và cung cấp thông tin tín dụng của cá nhân, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các tổ chức tài chính, ngân hàng trong việc đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng.
Giải thích CIC là gì?
Xem thêm: Ngân hàng thương mại là gì? Phân loại, đặc điểm và chức năng
Điểm tín dụng trên CIC được tính dựa trên việc phân tích các thông tin tài chính và lịch sử tín dụng của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Hệ thống của CIC sử dụng các thuật toán và tiêu chí cụ thể như lịch sử thanh toán, số dư nợ hiện tại, thời gian sử dụng tín dụng, số tài khoản tín dụng,...để đánh giá mức độ uy tín và khả năng trả nợ của người đó.
Để biết bạn có đủ điều kiện vay thế chấp hoặc vay tín chấp từ ngân hàng hay không, bạn cần hiểu về thang điểm tín dụng CIC, thường có giá trị từ 150 đến 850 điểm. Dưới đây là các mức điểm và mức độ rủi ro tương ứng:
Mức điểm |
Mức độ rủi ro |
150 - 321 điểm |
Rủi ro rất cao, bạn không đủ điều kiện vay. |
322 - 430 điểm |
Rủi ro cao, bạn không đủ điều kiện vay. |
431 - 569 điểm |
Rủi ro trung bình, bạn có thể vay nhưng sẽ phải chịu lãi suất cao. |
570 - 679 điểm |
Rủi ro thấp, bạn đủ điều kiện vay và được hưởng lãi suất thấp cùng các ưu đãi. |
680 - 750 điểm |
Rủi ro rất thấp, bạn có thể vay với lãi suất thấp và nhiều ưu đãi. |
Điểm tín dụng từ 600 điểm trở lên được xem là tốt nhất, cho thấy bạn có mức độ rủi ro thấp, dễ dàng duyệt vay và có mức vay tốt.
Hiểu rõ về điểm tín dụng CIC
Xem thêm: Tất tần tật những thông tin cần biết về lãi suất thẻ tín dụng
CIC đóng vai trò như một "bộ não" dữ liệu tín dụng, chuyên thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý và dự đoán các thông tin tín dụng để hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý.
Hiểu một cách đơn giản, CIC giống như một "cuốn sổ" ghi lại chi tiết thông tin tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp. Trong đó bao gồm các khoản vay tại ngân hàng và tổ chức tín dụng. Đây cũng là nơi ngân hàng và các tổ chức tín dụng truy cập để đánh giá khả năng cho vay nên sẽ giúp đưa ra quyết định chính xác và an toàn hơn.
Thông thường, ngân hàng và các tổ chức tín dụng phân loại các khoản vay của khách hàng thành 5 nhóm chính dựa trên tình trạng nợ như sau:
Nhóm 1 - Dư nợ đủ tiêu chuẩn: Những khoản vay được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn. Trường hợp trả chậm từ 1-10 ngày vẫn thuộc nhóm này nhưng sẽ bị phạt lãi.
Nhóm 2 - Dư nợ cần chú ý: Bao gồm các khoản nợ trả chậm từ 10 đến 90 ngày.
Nhóm 3 - Dư nợ dưới tiêu chuẩn: Liệt kê những khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
Nhóm 4 - Dư nợ nghi ngờ: Gồm các khoản vay có thời gian quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
Nhóm 5 - Dư nợ có khả năng mất vốn: Đây là nhóm nợ xấu, bao gồm các khoản vay quá hạn trên 360 ngày, có rủi ro cao nhất.
Phân loại các nhóm nợ trong CIC
Nếu đã hiểu CIC là gì thì dưới đây VPBank sẽ cung cấp thêm các yếu tố ảnh hưởng đến số điểm CIC của mọi người là:
Lịch sử thanh toán (35%): Đây là yếu tố chiếm trọng số lớn nhất trong việc đánh giá điểm tín dụng. Nếu bạn luôn thanh toán đúng hạn các khoản vay, từ thẻ tín dụng, vay tiêu dùng đến vay mua nhà, điểm tín dụng của bạn sẽ cao. Ngược lại, chỉ một lần chậm trễ cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực.
Tổng dư nợ hiện tại (30%): Yếu tố này đo lường tổng số tiền bạn đang nợ tại thời điểm đánh giá. Số nợ càng lớn so với thu nhập, rủi ro tín dụng của bạn càng cao. Điều này có thể dẫn đến việc bị từ chối vay thêm hoặc mất quyền sử dụng tín dụng.
Thời gian sử dụng tín dụng (15%): Lịch sử tín dụng lâu năm là một tín hiệu tích cực. Một tài khoản tín dụng mở lâu dài chứng tỏ khả năng quản lý tài chính ổn định nên sẽ giúp cải thiện điểm tín dụng.
Loại tín dụng sử dụng (10%): Điểm tín dụng cũng chịu ảnh hưởng từ loại hình tín dụng bạn sử dụng. Sự đa dạng trong tín dụng như kết hợp giữa thẻ tín dụng, vay mua nhà và vay tiêu dùng, có thể tạo ấn tượng tốt hơn với hệ thống đánh giá.
Tài khoản tín dụng mới (10%): Số lượng tài khoản tín dụng mới được mở trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây ảnh hưởng đến người chơi. Khi đó hệ thống thường mặc định bạn đang cần vay tiền gấp, dẫn đến giảm điểm tín dụng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng CIC
Xem thêm: Lãi suất điều hành là gì? Những điều cần biết về lãi suất điều hành
Nếu đã hiểu CIC là gì và muốn biết cách kiểm tra lịch sử tín dụng của mình thì mọi người có thể thực hiện theo 2 cách cơ bản như sau:
Bước 1: Truy cập vào website CIC và nhấn vào nút "Đăng ký" ở góc phải trên cùng màn hình.
Vào website chính thức của CIC
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin cá nhân theo yêu cầu của trang này, bao gồm:
Họ và tên.
Ngày sinh.
Số điện thoại.
Số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp.
Địa chỉ email.
Giới tính.
Ảnh chụp CMND/CCCD rõ ràng, đầy đủ hai mặt.
Địa chỉ thường trú.
Bước 3: Thiết lập mật khẩu cho tài khoản của mọi người và nhập mã OTP được gửi qua tin nhắn SMS đến số điện thoại đã đăng ký, sau đó nhấp vào "Tiếp tục".
Bước 4: Nhân viên CIC sẽ liên hệ qua điện thoại để xác minh thông tin thông qua một cuộc trò chuyện hỏi - đáp nhanh.
Bước 5: Khi tài khoản được phê duyệt, thông tin đăng nhập (bao gồm tên đăng nhập và mật khẩu) sẽ được gửi đến bạn qua SMS hoặc email. Sau đó, bạn sử dụng thông tin đăng nhập để truy cập vào hệ thống CIC. Tại đây, mọi người có thể xem chi tiết lịch sử tín dụng cá nhân trong phần “Cá nhân hóa”.
Bước 1: Tải ứng dụng CIC trên App Store hoặc Google Play, sau đó cài đặt.
Bước 2: Mở ứng dụng, chọn "Đăng ký tài khoản", nhập đầy đủ thông tin cá nhân (Họ tên, CMND/CCCD, ngày sinh, số điện thoại, email...) và tải ảnh CMND/CCCD. Thiết lập mật khẩu và hoàn tất đăng ký.
Bước 3: Chờ CIC xác nhận tài khoản (1-3 ngày làm việc). Thông báo kết quả sẽ được gửi qua email hoặc SMS.
Bước 4: Đăng nhập ứng dụng bằng tài khoản đã xác nhận. Truy cập tính năng "Tra cứu tín dụng", nhập thông tin yêu cầu và nhấn "Tra cứu".
Bước 5: Kết quả tra cứu sẽ hiển thị trên ứng dụng, bao gồm điểm tín dụng, lịch sử tín dụng, và trạng thái nợ xấu (nếu có).
Cài đặt ứng dụng CIC để tra lịch sử tín dụng
Hiện nay, việc tra cứu lịch sử tín dụng cá nhân trên hệ thống CIC được cung cấp miễn phí. Tuy nhiên, đối với một số dịch vụ nâng cao hoặc hỗ trợ đặc biệt, có thể sẽ áp dụng phí theo quy định của CIC.
Có, thông tin tín dụng cá nhân hoàn toàn có thể được chỉnh sửa nếu phát hiện sai sót. Bạn cần liên hệ trực tiếp với CIC hoặc ngân hàng/tổ chức tín dụng liên quan, đồng thời cung cấp các tài liệu chứng minh để xác nhận và yêu cầu điều chỉnh.
Thay đổi các thông tin trên trang CIC
Không thể tra cứu CIC của người khác, bạn chỉ được phép tra cứu thông tin tín dụng của chính mình hoặc của người khác khi có sự ủy quyền hợp pháp. Việc tự ý tra cứu thông tin tín dụng của người khác mà không có sự đồng ý là hành vi vi phạm pháp luật.
Có thể bạn quan tâm:
Top 3 ngân hàng vay nhanh online trả góp theo tháng chỉ cần CMND
Vay thế chấp ngân hàng cần lưu ý gì? 9 kinh nghiệm tốt nhất 2023
Như vậy, VPBank đã giải thích chi tiết CIC là gì để giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất. Về cơ bản, kiểm tra lịch sử tín dụng CIC không chỉ giúp bạn nắm bắt thông tin tài chính mà còn hỗ trợ bạn lên kế hoạch tài chính hợp lý hơn. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc muốn tìm hiểu thêm, vui lòng truy cập website www.vpbank.com.vn hoặc liên hệ hotline 1900.54.54.15 để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng.
Ngành tài chính, ngân hàng đã và đang trong quá trình phát triển nhanh chóng. Cùng điểm qua top 10 ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong năm 2025.