Nguyên nhân và giải pháp khi thẻ tín dụng bị từ chối

Hãy cùng VPBank tìm hiểu ngay 7 lý do thẻ tín dụng bị từ chối và cách giải quyết sau đây để sử dụng thẻ trở lại nhanh chóng.

1. Thẻ tín dụng bị từ chối do chi tiêu vượt hạn mức giao dịch ngày do Ngân hàng quy định

Hạn mức giao dịch ngày này được ngân hàng cài đặt nhằm giảm bớt rủi ro cho khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ. 

Mỗi chiếc thẻ tín dụng được ngân hàng cấp một hạn mức chi tiêu ngày nhất định. Khách hàng chỉ được phép chi tiêu trong hạn mức đó. Khi chi tiêu hết 100% hạn mức ngày thì chắc chắn bạn sẽ không được ngân hàng “ứng tiền” để chi tiêu tiếp.

Giải pháp:

  • Thường xuyên kiểm tra số dư tín dụng để xác định hạn mức còn lại được sử dụng. Không chỉ vậy, kiểm tra thường xuyên còn giúp khách hàng phát hiện nhanh chóng những giao dịch bất thường và báo ngân hàng xử lý. Tránh tối đa trường hợp bị kẻ gian đánh cắp thông tin và phải trả tiền cho những giao dịch gian lận.
  • Nhanh chóng thanh toán toàn bộ số tiền đã tiêu dùng để được gia hạn lại hạn mức tín dụng (nếu đã chi tiêu hết 100% hạn mức của thẻ).

 

Hãy lưu ý đến hạn mức cho phép để chi tiêu hợp lý

 

2. Tài khoản tín dụng của khách hàng bị đóng

Được quy định trong chính sách phát hành thẻ tín dụng, ngân hàng có quyền đóng tài khoản của khách hàng bởi nhiều lý do khác nhau. Ví dụ như quá hạn thanh toán nhiều lần, nợ tín dụng, chậm thanh toán, thẻ không sử dụng trong thời gian dài (hơn 1 năm) …

Nếu bạn chắc chắn thẻ vẫn còn hạn mức và đang sử dụng thường xuyên thì hãy kiểm tra email hoặc tin nhắn của ngân hàng để tìm hiểu nguyên nhân đóng thẻ, thời gian đóng thẻ.

 

Giải pháp:

  • Liên hệ hoặc đến trực tiếp văn phòng giao dịch của ngân hàng để được hỗ trợ
  • Xem xét kỹ lưỡng lý do thẻ bị khóa để tránh lặp lại trong tương lai

 

Liên hệ ngân hàng để tìm hiểu lý do và giải quyết vấn đề trong thời gian sớm nhất 

 

3. Thẻ tín dụng chậm thanh toán nợ quá nhiều lần

Đó là do thẻ tín dụng được miễn lãi trong 45 ngày và nhiều khách hàng đã quên ngày đến hạn thanh toán cuối cùng trên sao kê dẫn đến chậm thanh toán. Không chỉ bị ghi điểm tín dụng xấu, khách hàng còn bị tính lãi cho số tiền nợ chưa trả. Khi bị chậm thanh toán quá nhiều lần, thẻ của bạn sẽ bị khóa tạm thời và không thể thanh toán cho mọi giao dịch. 

 

Giải pháp:

  • Nhanh chóng thanh toán nợ tín dụng cho ngân hàng là giải pháp tốt nhất giúp thẻ tín dụng của khách hàng được cấp lại hạn mức chi tiêu.
  • Liên hệ trực tiếp với ngân hàng để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và giải quyết tình trạng này trong thời gian sớm nhất.

 

Không nên quá hạn thanh toán nhiều lần để không bị khóa thẻ

 

4. Thẻ tín dụng đã hết hạn

Trên mặt trước thẻ tín dụng, bạn sẽ thấy ở giữa dãy số thẻ và tên chủ thẻ chính là thời hạn sử dụng của thẻ tín dụng - VALID THRU/GOOD THRU. Ví dụ 11/2026. Thời gian sử dụng thẻ thông thường từ 3-4 năm. Khi đã quá thời hạn này thì chắc chắn bạn không thể quẹt thẻ cho bất kỳ chi tiêu nào nữa. 

 

Giải pháp:

  • Gia hạn thời gian sử dụng: Thời hạn tốt nhất nên tiến hành gia hạn là 3 tháng trước khi hết hạn.
  • Đăng ký thẻ tín dụng mới: Liên hệ hoặc đến trực tiếp ngân hàng phát hành thẻ để được hỗ trợ phát hành thẻ mới nhanh chóng.

 

Nên kiểm tra thời hạn sử dụng thẻ trước khi thanh toán để không bị từ chối

 

5. Thẻ tín dụng hoặc thiết bị đọc thẻ tín dụng bị hỏng

Nếu không được bảo quản đúng cách, thẻ tín dụng bị hỏng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Một số trường hợp phổ biến đó là thẻ bị gãy, xước chíp thẻ, dải băng trên thẻ từ bị hỏng. Hoặc đôi khi nguyên nhân đến từ thiết bị đọc thẻ của người bán bị lỗi hoặc chưa được cài đặt đúng cách. Nếu đã quẹt thẻ nhiều lần mà không được xác nhận thanh toán thì bạn hãy kiểm tra các nguyên nhân này.

 

Giải pháp:

  • Nếu thẻ tín dụng bị hỏng, khách hàng liên hệ trực tiếp với ngân hàng và yêu cầu cấp lại thẻ mới.
  • Nếu thiết bị đọc thẻ tín dụng bị hỏng, khách hàng nên yêu cầu nhân viên cửa hàng kiểm tra và điều chỉnh lại máy POS hoặc thay thế thiết bị đọc thẻ khác để hoàn tất thanh toán nhanh chóng.

 

 

Máy POS đọc thẻ tín dụng bị lỗi cũng là một lý do thường gặp

 

6. Thẻ tín dụng bị từ chối do bị xâm hại bất hợp pháp

Thẻ tín dụng có thể bị đánh cắp mã số bảo mật CVC/CVV do khách hàng sơ suất trong các lần thanh toán trước đó hoặc do thẻ bị đánh rơi, mất cắp. Kẻ gian sẽ sử dụng mã số CVC/CVV hoặc quẹt thẻ tại các khung giờ, các nơi giao dịch khác lạ, vượt ra khỏi thói quen chi tiêu của khách hàng. Lúc này, ngân hàng sẽ đưa thẻ vào nhóm “nghi ngờ” và khóa thẻ để chắc chắn khách hàng được bảo vệ an toàn.

Giải pháp:

  • Nếu bạn đang dùng thẻ thì hãy liên hệ trực tiếp với ngân hàng và chứng minh thẻ của bạn an toàn để ngân hàng mở khóa thẻ.
  • Nếu bị mất thẻ, bạn hãy đến ngân hàng để được hỗ trợ thủ tục cấp thẻ mới.

 

Có thể bạn quan tâm:

 

 

 

Hãy bảo vệ mã số thẻ cẩn thận để tránh bị kẻ gian đánh cắp thông tin

7. Điểm giao dịch không chấp nhận thẻ do ngân hàng phát hành

Lý do này xảy ra do yêu cầu của từng cửa hàng, nhất là khi bạn thanh toán tại nước ngoài. Các quốc gia khác sẽ yêu cầu chặt chẽ hơn với việc giao dịch bằng thẻ tín dụng. 

 

Giải pháp:

  • Hãy kiểm tra địa điểm thanh toán chấp nhận thẻ tín dụng loại nào, thẻ Visa hay Mastercard hay American express. Sau đó bạn sử dụng loại thẻ phù hợp để thanh toán.
  • Liên hệ trực tiếp với ngân hàng để xác nhận nguyên nhân thẻ bị từ chối và tư vấn hướng giải quyết nhanh chóng nhất.

 

 

Một số điểm giao dịch khắt khe hơn khi thanh toán bằng thẻ tín dụng


Tìm hiểu bài viết: Thẻ tín dụng là gì? để có bí quyết sử dụng thẻ hiệu quả

 

Như vậy, nếu thẻ tín dụng bị từ chối thì bạn hãy xem xét ngay một trong bảy lý do trên và các hướng giải quyết. Để chắc chắn hơn, bạn nên chuẩn bị một ít tiền mặt trong ví để thanh toán nhanh chóng giao dịch của mình. Với thẻ tín dụng VPBank, bạn hãy yên tâm bởi VPBank luôn hỗ trợ 24/7 khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra. Để biết thêm thông tin chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900.54.54.15.
Đăng ký ngay
VPBank NEO

Có thể bạn quan tâm