Bí Kíp Và Chia Sẻ

Khuyến cáo khách hàng chủ động cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo tinh vi

Công nghệ phát triển đi cùng với tiện lợi là những chiêu thức lừa đảo ngày càng tinh vi, khó lường. Dù các ngành chức năng liên tục phát đi cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo, nhưng để không bị sập bẫy bất kỳ thủ đoạn nào của kẻ gian, quan trọng nhất vẫn là sự chủ động cảnh giác của mỗi người dân.

Nhằm bảo vệ khách hàng, VPBank khuyến cáo Quý khách hết sức nâng cao cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo hiện nay:

  1. GIẢ MẠO TIN NHẮN THƯƠNG HIỆU VPBANK

    Tin nhắn giả mạo thông báo các nội dung:

    -Trừ tiền hoặc các khoản nợ/ dịch vụ mà Khách hàng không đăng ký

    -Thông báo tài khoản bị khóa hoặc đăng nhập trên thiết bị lạ

    - Yêu cầu Khách hàng bấm vào đường link giả mạo trong tin nhắn để hủy/thanh toán dịch vụ/xác thực.
    Nếu click vào link giả mạo và nhập thông tin đăng nhập, mật khẩu, mã OTP... Khách hàng sẽ mất quyền kiểm soát tài khoản và bị kẻ gian lấy mất tiền.

     

  2. GIẢ MẠO EMAIL THƯƠNG HIỆU CỦA VPBANK

    - Email giả mạo hiển thị “Dich vu Khach hang VPBank” gửi sao kê giả mạo, sau đó kẻ gian gọi điện tự xưng là nhân viên ngân hàng để “hướng dẫn” và thúc ép khách hàng thanh toán dư nợ.

    - Email giả  mạo hiển thị "VPBANK CSKH NÂNG HẠN MỨC thông báo khách hàng được nâng hạn mức thẻ tín dụng, sau đó kết bạn Zalo để gửi link điền thông tin nâng hạn mức, gọi điện thẩm định và yêu cầu cung cấp OTP.

     

  3. GIẢ MẠO NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG VPBANK
  • Kẻ gian gọi điện tự xưng là nhân viên VPBank để hỗ trợ mở thẻ tín dụng, nâng hạn mức/rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, hỗ trợ nhận thưởng, hỗ trợ xóa nợ xấu, hỗ trợ vay tiền qua app…..
  • Kết bạn qua Zalo, yêu cầu khách hàng click vào link, cung cấp OTP,....

Một lần nữa VPBank khuyến cáo Quý khách:

Không nên

Nên

1. KHÔNG click vào các đường link lạ gửi trong các tin nhắn, email.


2. KHÔNG cung cấp mã OTP/Smart OTP, mật khẩu Internet Banking hoặc số PIN thẻ ATM, số CVV2/CVC2


3. KHÔNG cung cấp thông tin cá nhân, giấy tờ tùy thân, thông tin tài khoản ngân hàng cho bất cứ ai, kể cả người tự xưng là công an, cán bộ Tòa án, Bộ Y tế, nhân viên ngân hàng…

1. Hết sức cảnh giác với các tin nhắn, cuộc gọi, email yêu cầu truy cập đường link trang web lạ.
Danh sách các Website và Fanpage do VPBank vận hành và quản lý được liệt kê tại đây. Bất kỳ website, đường link nào ngoài danh sách nêu trên đều là giả mạo.

2.Tìm hiểu và biết cách nhận diện link URL an toàn.
Website chính thức của VPBank có thể nhận diện phần tên miền như sau: https://vpbank.com.vn/ hoặc https://*.vpbank.com.vn và https://*.vpbank.com.vn/ và được đánh dấu bằng hình ổ khóa bên cạnh.
Trong đó (*) chỉ gồm các ký tự chữ hoa, chữ thường, số, ví dụ: https://neo.vpbank.com.vn/ , https://cskh.vpbank.com.vn/… và kết thúc tên miền là vpbank.com.vn/

3. Xác minh độ chính xác/tin cậy của các tin nhắn quảng cáo hiển thị thương hiệu bằng cách sao chép SMS gửi tới 9548 (Viettel), 9241 (Mobiphone), 1551 (Vinaphone)

Nếu lỡ click vào link trong tin nhắn giả mạo hoặc cung cấp các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng, hoặc nghi ngờ đã bị chiếm đoạt tài khoản hãy KHÓA KHẨN CẤP:

  • KHÓA TÀI KHOẢN VPBANK NEO: Vào mục Hỗ trợ (không cần đăng nhập) à Khóa tài khoản VPBank NEO à Nhập thông tin theo hướng dẫn để hoàn tất khóa tài khoản VPBank NEO (Tài khoản sẽ được khóa trong vòng 48 giờ)
  • KHÓA THẺ TÍN DỤNG:

+ Đăng nhập VPBank NEO => Thẻ => Quản lý => Phát hành lại và khóa thẻ (Thẻ sẽ khóa và Khách hàng phải đăng ký để phát hành lại)

+ Nhắn tin: VPB_LC_<4 số cuối thẻ>_<CMND/CCCD> gửi 8149

 

Khi có bất kỳ nghi vấn lừa đảo liên quan đến VPBank, Quý khách có thể liên hệ ngay và thông báo cho VPBank theo số đường dây nóng 𝟏𝟗𝟎𝟎 𝟓𝟒𝟓 𝟒𝟏𝟓 (Khách hàng tiêu chuẩn)/ 1800 544 15 (Khách hàng ưu tiên), email: 𝐜𝐡𝐚𝐦𝐬𝐨𝐜𝐤𝐡𝐚𝐜𝐡𝐡𝐚𝐧𝐠@𝐯𝐩𝐛𝐚𝐧𝐤.𝐜𝐨𝐦.𝐯𝐧 hoặc điểm giao dịch của VPBank gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết. 

Chúc Quý khách giao dịch an toàn cùng các sản phẩm, dịch vụ của VPBank.

Đăng ký ngay
VPBank NEO