“Cặp lá yêu thương - Em vui đến trường” là chiến dịch an sinh lớn của VPBank phối hợp với VTV nhằm hỗ trợ 30 điểm trường khó khăn vùng cao trên khắp toàn quốc với tổng kinh phí lên đến 6 tỷ đồng.
Tiếp nối thành công của chương trình “Cặp lá yêu thương - Em vui đến trường” – tặng sổ tiết kiệm cho các trẻ em mồ côi bởi COVID-19, trong bối cảnh năm học mới bắt đầu, VPBank tiếp tục phối hợp cùng VTV thực hiện chiến dịch an sinh đầy ý nghĩa: Hỗ trợ 6 tỷ đồng cho 30 điểm trường khó khăn vùng cao trên khắp cả nước, bằng những đóng góp thiết thực như xây bếp ấm tuổi thơ, xây mới – sang sửa các điểm trường xuống cấp, tài trợ thực phẩm, học liệu,…
Với những nỗ lực nhằm cải thiện cơ hội giáo dục cho các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt, hành trình thiện nguyện của VPBank sẽ đi qua 30 điểm trường ở những vùng cao khó khăn trên khắp cả nước. Mỗi điểm trường đi qua là một hoàn cảnh đặc biệt, một câu chuyện truyền cảm hứng, nhưng ở đó ta vẫn thấy được nỗ lực “bám lớp, bám trường” của cả thầy và trò. Tất cả đều đáng trân trọng và cần được cộng đồng, xã hội nâng bước trưởng thành.
Thầy Đên năm nay 29 tuổi, gần 8 năm trong nghề giáo nhưng đã có đến 4 năm gắn bó với điểm trường Ông Dũ. Dù có gia đình và 2 con nhỏ, thầy chấp nhận ở lại điểm trường, một mình trong cảnh “gà trống” tự tay chăm sóc cho 7 đứa trẻ. Bàn tay thầy giáo quen cầm phấn, cầm bút, bất đắc dĩ trở thành đầu bếp, bác sĩ chăm lo cho 7 người con. Các con biết thương thầy nên rất độc lập trong việc vệ sinh cá nhân, đứa lớn hỗ trợ đứa bé, chăm chỉ học tập để thầy không phiền lòng.
LỚP HỌC XUỐNG CẤP, CÔ TRÒ THẤP THỎM LO SẬP VÌ THIÊN TAI Những cơn động đất hay mưa bão, lũ lụt là nỗi ám ảnh đối với các thầy cô giáo tại điểm trường điểm trường thôn 4A nằm tại xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My – Quảng Nam. Các em học sinh vừa học tập vừa sinh hoạt trong những lớp học bằng gỗ được lắp ghép sơ sài, đã mục nát, hư hỏng cheo leo giữa núi rừng, có thể sập hoặc bị cuốn đi bất cứ lúc nào trước mỗi cơn rung lắc động đất hay mưa bão ập đến bất ngờ. Sống trong sợ hãi vì nỗi lo về nguy cơ tai nạn luôn thường trực là điều mà các giáo viên cùng 53 em học sinh cảm nhận được mỗi ngày.
25 cháu là được 9 lạng thịt và sẽ chia thành hai phần, một bữa trưa và một bữa chiều. Có bạn thì ăn rất khỏe, để xin bát thứ hai thì cũng không có chia cho các bạn. Thương các cháu mà cảm thấy bất lực,” thầy Lường Văn Độ nói khi cầm trên tay bát thịt đã thái chuẩn bị cho vào nồi nấu trong căn bếp tạm được dựng bằng những tấm ván thưa thớt và bạt mỏng. Đó là câu chuyện mà 7 giáo viên nam ở điểm trường mầm non Sín Chải cheo leo trên dốc đá thuộc xã vùng biên Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, phải đối mặt hàng ngày.
Vượt qua dòng Nậm Na đến với Nậm Vạc 1 vào một ngày cuối đông, nhìn thấy những đứa trẻ vùng cao với đôi chân sớm nứt nẻ vì lạnh giá, những đôi má đỏ hây hây vì nẻ nhưng khuôn mặt, ánh mắt lại sáng bừng trong không gian tưởng chật chội của ngôi trường đã cũ nát, gió lùa bốn phía, mưa thì dột, thậm chí nước mưa từ những con dốc đổ về, tràn cả vào cả lớp học khiến ai cũng rưng rưng nước mắt.
“Lớp học gió” của 5 em bé người La Hủ Ở xã biên giới huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có một lớp học được gọi là lớp học gió, bởi khi mùa đông tới là gió rét căm căm lùa cả bốn bề của lớp học. Thầy San đã có 19 năm đi cắm bản khắp các vùng núi nghèo khó nhưng có lẽ Xà Phìn là điểm trường khó khăn nhất.Tại đây, chỉ có 4 học sinh lớp 2 và 1 học sinh lớp 1 cùng học ghép. Nhưng ngay cả khi chỉ còn một em đi học, thầy San vẫn sẵn sàng đứng lớp. Bởi theo lời thầy San, bản Xà Phìn toàn bộ là đồng bào La Hủ, bố mẹ học sinh thường đi ngủ nương kiếm sống, có khi cả chục ngày mới về, nên các em bị bỏ lại bản bơ vơ, có khi hai, ba ngày không có nổi một hạt cơm vào bụng. Nhiều khi các con đến lớp mà đói lả, không ngồi vững nổi để học bài. San sẻ là cách thầy trò điểm trường Xà Phìn sưởi ấm cho nhau. Mỳ tôm thầy San mang theo để dự trữ trong tuần lại đem ra nấu cho các con ăn mỗi chiều để các con có sức mà theo học.
Lớp học không ánh điện trên đỉnh gió muối Một mùa đông rét mướt nữa đã về với vùng núi cao xã Quang Huy, huyện Phù Yên, Sơn La. Các em học sinh dân tộc Mông tại Điểm trường Suối Ngang vẫn hằng ngày chân trần trèo đèo lội suối đến lớp, học lấy con chữ trong một căn phòng gỗ ghép cũ nát, xập xệ, lạnh buốt và thiếu ánh sáng đến mức đôi khi không nhìn rõ nổi trang sách. “Khó khăn là vậy nhưng nhà trường cũng không có cách nào khắc phục” – Thầy Lê Xuân Trường – Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Huy nghẹn ngào chia sẻ. Tuy nhiên, khó khăn thì mặc khó khăn, khát khao được đi học, niềm vui được gặp gỡ bạn bè đã trở thành động lực tiếp bước các con đến trường. Dù có tối hơn, lạnh hơn thì với các con cũng vẫn mìm cười mà chia sẻ “không sao”. Thương những em bé vùng cao ham học, thầy cô giáo cũng không quản ngại gian khó, hằng ngày lặn lội hàng tiếng đồng hồ đi qua đường rừng, vượt qua những con dốc dựng đứng hiểm trở, để tiếng đánh vần ê a được reo vang khắp núi rừng.
Trường mầm non Na Pản của hơn 80 trẻ em xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, Sơn La được dựng lên từ 10 năm trước, gồm 1 lớp học gỗ và 3 lớp quây tôn. Đó là những thanh gỗ bỏ đi được thu lượm khi tháo dỡ lớp học ở những điểm trường khác đã xuống cấp trầm trọng vì mối mọt, ẩm mốc. Tường được quây lại bằng bạt và tấm mút để chắn gió, nhưng cũng không ngăn được cái lạnh những ngày mưa rét. Không những thế, những tấm mái tôn đã mủn vỡ, thủng lỗ chỗ hè không chắn được gió, đông không ngăn được sương, nước dột khắp nơi mỗi mùa mưa bão, nền móng sụt lún thấp hơn cả sân trường có thể sập đổ bất cứ lúc nào. “Có những ngày mưa vào giữa trưa, gió thổi tốc mái. Các cô phải chia ra 2 tay ôm hai cháu bé, lùa các cháu lớn chạy tìm chỗ trú”... Cô hiệu phó ở điểm trường Na Pản nghẹn ngào chia sẻ trong nước mắt. Nhìn những khuôn mặt với đôi mắt tròn xoe, nụ cười tươi tắn với niềm háo hức khi được đến trường của những đứa trẻ vùng cao, nhìn thầy cô giáo vẫn tận tâm chăm lo từng giấc ngủ bữa ăn cho các con tại nơi có cơ sở vật chất thiếu thốn này, không khỏi khiến chúng tôi chạnh lòng, ứa nước mắt.
NGÔI TRƯỜNG NGHÈO TAN HOANG VÌ MƯA BÃO Mưa tạt ào ào vào lớp học, gió giật tung mái, một vài ô cửa kính còn sót lại có thể vỡ toang bất cứ lúc nào… là nỗi sợ thường trực của các thầy trò người dân tộc Ba Na ở điểm trường K6, Bình Định. 👉 Đây là điểm trường khó khăn cần giúp đỡ trong chuỗi chương trình thiện nguyện "Cặp lá yêu thương, em vui đến trường" do ngân hàng VPBank kết hợp cùng VTV thực hiện. Với tổng ngân sách lên tới 6 tỷ đồng, VPBank sẽ hỗ trợ các điểm trường tại nhiều địa phương trên cả nước cải tạo, sửa sang, xây mới trường lớp, xây dựng Bếp ấm tuổi thơ, cải thiện bữa ăn cho các em học sinh. 👉 Để đồng hành cùng chiến dịch thiện nguyện ý nghĩa này, các VPBanker có thể tham gia ủng hộ, đóng góp cho các điểm trường thông qua tính năng "Thiện nguyện" trong chính app VPBank NEO
Nằm ở độ cao khoảng 1000m so với mực nước biển, Làng Cát là điểm trường xa nhất của xã Canh Liên, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, quanh năm gió thống, mây mù. Đây cũng là điểm trường 4 không: Không tường rào, không nhà vệ sinh, không sân chơi, không nhà công vụ.
Thời điểm các thế hệ học trò cả nước đang hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam với tưng bừng cờ hoa, các thầy giáo tại điểm trường Bản Dày vẫn đang ngày ngày lưu trú trong căn phòng tạm bợ, chịu cảnh nắng xiên, mưa dột, thiếu thốn trăm bề. Những tấm báo cũ, tấm bạt bỏ đi vốn là những vật dụng bình thường ở dưới xuôi nhưng lại là vật vá nắng, che mưa cho các thầy giáo nơi đây. Thời tiết trên núi cao khắc nghiệt vô cùng, mưa lớn kéo dài, giường chiếu, chăn màn đều ướt sũng vì dột, giấc ngủ đối với các thầy giáo lại là một thứ gì đó rất xa xỉ. Những ngày gió to, bão lớn, họ chỉ biết nép mình vào trong cửa rồi cố gắng động viên nhau “Sau cơn mưa trời lại sáng!”.
Câu chuyện về những đứa trẻ xa nhà. Tiểu học Bắc Lý 2, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An - điểm trường dột nát, cheo leo trên vùng cao hiện đang là nơi “trú ẩn” của gần 80 đứa trẻ. Đứa nhà gần nhất cũng phải đến 20km băng rừng vượt núi, nên để học được con chữ, các con buộc phải ăn ngủ tại trường mặc dù đây không phải là điểm trường nội trú. Không đủ chăn đệm và giường, các con nằm chen chúc, tựa vào hơi ấm của nhau. Chiếc giường tầng cũ kỹ được gá tạm bằng thanh tre, thanh nứa để các bé khỏi giật mình ngã trong đêm. Những đêm mưa thì đúng là ác mộng, từ những em bé 6 tuổi cho đến những anh chị lớn cùng thầy giáo lại bật dậy khỏi cơn mơ, tất tả thu chăn màn, bưng chậu xô ra hứng nước dột từ mái nhà.
ÁNH ĐÈN THẮP SÁNG ƯỚC MƠ Tri Lễ 4 là số ít những điểm trường ở Việt Nam đến lúc này chưa có điện. Hình ảnh ánh sáng le lói của chiếc đèn pin bên những trang giáo án của các thầy như biểu tượng của khát vọng thắp sáng con chữ nơi rẻo cao thiếu thốn đủ điều, là tinh thần vượt nghịch cảnh bám trường, bám lớp của thầy trò nơi đây. Tận mắt thấy những điều khó khăn ở điểm trường Tri Lễ 4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank xin trao tặng điểm trường 200 triệu đồng để trường có thể lắp đặt điện năng lượng mặt trời, hệ thống dẫn, chứa nước và tu sửa lại lớp học, bếp ăn, xây dựng công trình vệ sinh... Hy vọng rằng, sự hỗ trợ của VPBank sẽ tiếp thêm nghị lực dạy và học cho thầy trò Tri Lễ 4.
Trường Tiểu học Mỹ Lý 2, Kỳ Sơn, Nghệ An thuộc xã Mỹ Lý, là xã giáp ranh với nước bạn Lào, chủ yếu là địa hình đồi núi hiểm trở với nhiều khe nước lớn. Đến trường để học con chữ, để vui với bạn bè, nhưng với những đứa trẻ dân tộc Thái ở đây, mỗi ngày đi học lại phải đối diện với những hiểm nguy. Các thầy cô nơi đây còn “cấm” các em đến trường vì sợ sập, “cấm” cả việc nô đùa chạy nhảy vì sợ nước cuốn. Những ánh mắt ngây thơ hồn nhiên cứ chăm chăm nhìn từng trang sách. Bởi có lẽ chỉ ở đó, chúng mới thấy được ngôi trường mơ ước, khang trang và an toàn.
Điểm trường Thín Ngài (thuộc trường mầm non xã Thượng Phùng, Mèo Vạc, Hà Giang) là một trong những điểm trường khó khăn nhất tại xã Thượng Phùng. Hàng tuần, các cô giáo tại đây phải đi bộ hàng chục km, băng rừng, lội suối để lên điểm trường chính lấy thực phẩm về nấu ăn cho các em học sinh. Vào những ngày mưa to đường đất sình lầy, sông suối nước lũ chảy xiết lại thêm nguy cơ đá lở nguy hiểm nhưng cô giáo vẫn đi bộ suốt 5 giờ đồng hồ để các con có được bữa ăn đủ chất.
Điểm trường Xéo Hồ là điểm xa xôi và khó khăn nhất của Xã biên giới Sơn Vĩ, Mèo Vạc. Các thầy cô giáo & học sinh nơi đây mỗi ngày phải đi bộ hơn 1 tiếng mới tới trường. Gần 60 cháu trong một lớp học bé xíu, thiếu thốn đủ thứ nhưng các con vẫn rất vui, rất yêu trường lớp. Hi vọng rằng những hỗ trợ từ những nhà hảo tâm sẽ tiếp thêm động lực để các con đến lớp thêm vui, các thầy cô tâm vững tâm trong sự nghiệp ‘trồng người’. Mục tiêu dự án: Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất. Cú pháp chuyển khoản: 03 – Diem truong Xeo Ho
Điểm trường thôn 5 Tu Nấc là một trong 15 điểm trường khó khăn, chưa có giao thông của miền núi Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây có 54 học sinh đồng bào Xơ Đăng (đa phần là con hộ nghèo) sống biệt lập trên núi. Thôn 5 Tu Nấc cũng được gọi là thôn 2 không - không điện lưới, không nước sạch, nước sinh hoạt được dẫn từ núi về lúc có lúc không. Bữa ăn chưa đủ, việc học hành dựa cả vào thầy cô…
Ngài Trò là một trong những điểm trường xa và khó khăn nhất thuộc trường PTDTBT Tiểu học Mậu Duệ B, xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Vị trí của điểm trường thuộc cung đường hiểm trở nhất Hà Giang nên thầy trò nơi đây thiếu hầu như tất cả những điều kiện cơ sở vật chất cơ bản như điện, nước… Mỗi sáng, học sinh lớp 1-2 lại cùng nhau xách những túi rau, túi mèn mén, chai nước, đi bộ 3-4 ngọn núi để tới lớp…
Bản Dày - Hành trình “cõng chữ lên non”
Thời điểm các thế hệ học trò cả nước đang hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam với tưng bừng cờ hoa, các thầy giáo tại điểm trường Bản Dày vẫn đang ngày ngày lưu trú trong căn phòng tạm bợ, chịu cảnh nắng xiên, mưa dột, thiếu thốn trăm bề. Những tấm báo cũ, tấm bạt bỏ đi vốn là những vật dụng bình thường ở dưới xuôi nhưng lại là vật vá nắng, che mưa cho các thầy giáo nơi đây.
Thời tiết trên núi cao khắc nghiệt vô cùng, mưa lớn kéo dài, giường chiếu, chăn màn đều ướt sũng vì dột, giấc ngủ đối với các thầy giáo lại là một thứ gì đó rất xa xỉ. Những ngày gió to, bão lớn, họ chỉ biết nép mình vào trong cửa rồi cố gắng động viên nhau “Sau cơn mưa trời lại sáng!”.